Ngư Dân Nhơn Hải Trúng Biển

Từ đầu tháng 3/2014 cho đến nay, vùng biển xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) xuất hiện rất nhiều tôm hùm giống, ngư dân trong xã vui mừng vì “trúng biển”.
Từ đầu tháng 3/2014 cho đến nay, vùng biển xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) xuất hiện rất nhiều tôm hùm giống, ngư dân trong xã vui mừng vì “trúng biển”, sản lượng đánh bắt đạt khá, giá bán khá cao.
Theo số liệu báo cáo của Hội Ngư dân xã Nhơn Hải: Trong tháng 3/2014, ngư dân trong xã đã đánh bắt, khai thác ước đạt 95 tấn cá các loại, giá trị trên 3,3 tỷ đồng; đánh bắt đạt 62.500 con tôm hùm giống, giá trị 15 tỷ đồng. Hiện tại, giá tôm hùm thương phẩm cũng ở mức khá cao, dao động từ 1,8 triệu – 2 triệu đồng/kg.
Hiện toàn xã Nhơn Hải có 41 bè nuôi của 65 hộ ngư dân thả nuôi trên 58.000 con tôm hùm giống, đạt giá trị trên 14,6 tỷ đồng; 4 hộ đầu tư 40 triệu đồng thả nuôi 1.000 con cá bóp giống trên 1 bè nuôi, 4 hộ đầu tư 84 triệu đồng thả nuôi 65 vạn con ốc hương thương phẩm đang trong thời gian chăm sóc.
Có thể bạn quan tâm

Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm ở xóm Chăm Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) là người đầu tiên ở An Giang thành công với mô hình nuôi le le.

Gạo bao thai của HTX Thương mại dịch vụ và Sản xuất (TMDV&SX) nông - lâm - thuỷ sản Tuấn Hùng, xã Dực Yên (HTX Tuấn Hùng, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng và thị trường ưa chuộng.

Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.

Hải Phòng đã đưa ra 3 phương án lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm nghề cá tại Thủy Nguyên, đảo Bạch Long Vỹ và đảo Cát Bà.

Nhóm nghiên cứu Hồ Mỹ Hạnh, Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ và Bùi Minh Tâm, khoa thủy sản, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang nhằm phát triển loài cá này, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.