Ngư Dân Nhơn Hải Trúng Biển

Từ đầu tháng 3/2014 cho đến nay, vùng biển xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) xuất hiện rất nhiều tôm hùm giống, ngư dân trong xã vui mừng vì “trúng biển”.
Từ đầu tháng 3/2014 cho đến nay, vùng biển xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) xuất hiện rất nhiều tôm hùm giống, ngư dân trong xã vui mừng vì “trúng biển”, sản lượng đánh bắt đạt khá, giá bán khá cao.
Theo số liệu báo cáo của Hội Ngư dân xã Nhơn Hải: Trong tháng 3/2014, ngư dân trong xã đã đánh bắt, khai thác ước đạt 95 tấn cá các loại, giá trị trên 3,3 tỷ đồng; đánh bắt đạt 62.500 con tôm hùm giống, giá trị 15 tỷ đồng. Hiện tại, giá tôm hùm thương phẩm cũng ở mức khá cao, dao động từ 1,8 triệu – 2 triệu đồng/kg.
Hiện toàn xã Nhơn Hải có 41 bè nuôi của 65 hộ ngư dân thả nuôi trên 58.000 con tôm hùm giống, đạt giá trị trên 14,6 tỷ đồng; 4 hộ đầu tư 40 triệu đồng thả nuôi 1.000 con cá bóp giống trên 1 bè nuôi, 4 hộ đầu tư 84 triệu đồng thả nuôi 65 vạn con ốc hương thương phẩm đang trong thời gian chăm sóc.
Có thể bạn quan tâm

5 năm qua, diện tích chuối tây ở Tuyên Quang tăng cả nghìn ha, chủ yếu được trồng trên đồi, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân.

Huyện Núi Thành có hàng trăm héc ta đất sản xuất lúa ở cuối kênh thường thiếu nước trong vụ hè thu phải bỏ hoang hoặc sản xuất thiếu hiệu quả. Mới đây, mô hình trồng đậu phụng xen đậu xanh trên đất lúa chuyển đổi ở xã Tam Nghĩa đạt kết quả đã mở ra triển vọng mới cho nông dân.

Hiện nay tổng đàn gà toàn huyện Sóc Sơn có khoảng 1,02 triệu con, trong đó đàn gà thịt có khoảng 479 nghìn con tập trung chủ yếu ở các Nam Sơn, Bắc Sơn. Quy mô chăn nuôi từ 500 đến 600 con gà thịt/hộ.

Ông Trần Đình Lựu được nhiều người biết đến là chủ của một trong những trang trại “ăn nên làm ra” ở vùng rú cát xã Quảng Lợi (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế). Với mô hình nuôi gà thịt kết hợp lấy trứng, trang trại ông cho thu nhập mỗi năm lên đến 1,6 tỷ đồng.

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, đầu năm đến nay, dù còn nhiều thử thách về dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL phát triển khá ổn định, đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL đã và đang từng bước phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… nhờ đó góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của ngành chăn nuôi cả nước.