Ngư Dân Miền Trung Trúng Đậm Chuyển Biển Đầu Năm

Trong bốn ngày qua, hàng trăm lượt tàu cá của ngư dân miền trung đã cập Cảng cá Đà Nẵng, chuyển lên chợ đầu mối thủy sản Âu thuyền Thọ Quang khoảng 200 tấn hải sản các loại mỗi ngày.
Chuyến ra khơi đầu năm 2014 mang về đầy lộc biển, nhưng niềm vui chưa trọn khi giá hải sản giảm mạnh từ 15-20% so với thời điểm trước và trong tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Hiện hàng trăm tàu cá đang neo tại Âu thuyền Thọ Quang, chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm để ra khơi chuyến thứ hai.
Ngư dân Trần Bảnh, 61 tuổi (quê Đức Phổ, Quảng Ngãi), chủ tàu cá Qng 98416 TS chia sẻ: “Đây là chuyến biển đầu năm 2014 đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, chúng tôi vừa cập cảng ngày hôm qua với bảy tấn cá ngừ. Do giá giảm mạnh hơn một nửa nên trừ các khoản chi phí, lãi khoảng 70 triệu đồng, nếu so với trước đây thì lãi khoảng 150 triệu đồng. Nhưng điều đó không quan trọng vì đây là chuyến biển mở hàng cho cả năm với hy vọng đánh bắt được nhiều thủy hải sản, bám ngư trường, bám biển”.
Theo khảo sát giá tại chợ đầu mối Thọ Quang sáng 4-3, cá thu loại hai đến bốn kg/con có giá từ 110 đến 150.000 đồng/kg, cá ngừ giá từ 30 đến 45.000 đồng/kg, cá hố loại hơn 1 kg/con có giá từ 100-120.000 đồng/kg, mực ống loại lớn, có giá dao động trong khoảng từ 250 - 280.000 đồng/kg, cá nục 180-220.000 đồngkg…
Trao đổi với phóng viên Nhân Dân điện tử sáng ngày 4-3, ông Phạm Bá Hùng, Phó trưởng Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang TP Đà Nẵng cho biết: Trong bốn ngày qua, lượng tàu thuyền của ngư dân miền trung cập cảng cá Thọ Quang khá lớn, có ngày hơn 60 tàu cập bến.
Phần lớn tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình. “Ngư dân trúng đậm chuyến biển đầu năm nhưng giá cả hải sản phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, tại chợ đầu mối Thọ Quang, một phiên chợ có thể hai đến ba mức giá. So với thời điểm cận tết thì hiện nay các loại hải sản như cá thu, cá ngừ, mực ống lớn… giảm từ 15-20%.
Nguyên nhân do nhu cầu người dân dịp tết tăng cao mà lượng tàu thuyền về cảng lại ít cá, sản lượng thấp do thời tiết xấu. Còn chuyến biển đầu năm nay thời tiết thuận lợi, ngư dân đầu tư tàu công suất lớn nên trúng đậm” ông Hùng giải thích.
Chuyến biển đầu năm nay, thời tiết thuận lợi đã cho ngư dân nhiều lộc lớn. Mấy ngày qua đã có sáu tàu hành nghề lưới vây về cảng Đà Nẵng với sản lượng cao, trung bình từ 15-20 tấn thủy sản/tàu, chủ yếu là cá ngừ sọc dưa. Đó là các tàu ĐNa 90316TS của ông Hồ Ngọc Thạnh (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) sau chuyến biển 14 ngày, khai thác được 17 tấn thủy sản, doanh thu 420 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, thu nhập thuyền viên đạt 10 triệu đồng/người.
Hai tàu QNg 92124, QNg 92125 của ông Nguyễn Thanh Hùng (Quảng Ngãi) đạt 20 tấn cá sau 15 ngày ra khơi; Tàu ĐNa 90072TS của bà Thái Thị Nga (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) chỉ sau sáu ngày ra khơi đã khai thác được 20 tấn thủy sản, doanh thu 500 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, các thuyền viên đạt thu nhập 12 triệu đồng/người. Bên cạnh đó các tàu khai thác cá nục cũng cập cảng với 15-20 tấn/mỗi ngày.
Theo thống kê của Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, năm 2013 sản lượng tàu cá cập cảng khoảng 17.800 chiếc với hơn 77.300 tấn hải sản các loại. Hiện nay Cảng cá Thọ Quang chưa trang bị được cân điện tử nên số lượng chỉ tính trên cơ sở ước lượng sản lượng mỗi tàu. Cảng cá Thọ Quang đang phấn đấu để lên cảng loại một và là chợ đầu mối lớn nhất phục vụ ngư dân khu vực miền trung.
Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu đối với tôm cỡ lớn hiện đang vượt xa nguồn cung, một nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết. Mặc dù sản lượng tôm sú đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng năm nay tôm sú được quan tâm hơn do thiếu tôm chân trắng cỡ lớn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiện tại có 12 nhà máy của Việt Nam XK trực tiếp vào thị trường Na Uy.

8 tháng đầu năm 2014, XK thủy sản đạt 5,08 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm. Đây là nhóm sản phẩm có giá trị XK cao nhất 2,56 tỷ USD, tăng đến 48,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Gần đây, trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp tục tái diễn tình trạng trộm cắp trâu bò ở một số vùng nông thôn, nhất là tại các huyện miền núi, biên giới, làm cho các gia đình nghèo vốn “một nắng, hai sương”, nay lại phải sống trong tâm trạng bất an vì tài sản có giá trị lớn của gia đình là những con trâu, con bò chăn thả trên đồng luôn bị kẻ gian rình rập trộm cắp.

Xã Hiệp Hòa (Vũ Thư - Thái Bình) có hơn 2 km đê sông, diện tích đất phù sa bãi bồi ven đê rộng, phù hợp để trồng cỏ nuôi bò. Tận dụng lợi thế đó, những năm gần đây người dân Hiệp Hòa đã tích cực đầu tư phát triển chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao.