Ngư Dân Điêu Đứng Vì Hàng Trăm Tấn Cá Lăn Ra Chết

Gần 100 hộ nuôi cá lồng tại đầm Lập An ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, không dám tin vào mắt mình khi chỉ trong hơn 1 ngày, toàn bộ số cá nuôi trong lồng có giá trị cao đang gần đến kỳ thu hoạch của họ đã chết sạch.
Theo thống kê ngày 29/9 của UBND Thị trấn Lăng Cô, có tất cả 93 hộ nuôi tại thôn An Cư Đông I và An Cư Đông II bị chết gần như toàn bộ cá mú nuôi. Tổng cộng có 469 lồng có cá chết (gần 150 tấn cá) với tổng trị giá thiệt hại lên đến gần 15 tỷ đồng.
Cá chết đang ở giai đoạn 0,4-0,7kg, ngoài da lở loét mẩn đỏ, mắt lồi ra ngoài. Cá mú đen và cá mú đỏ chết nhiều nhất, tiếp đến là cá hồng.
Sự việc bắt đầu vào sáng 28/9 khi các hộ nuôi cá ra kiểm tra lồng cá và cho cá ăn. Lúc này họ thấy hàng loạt cá đã chết, nằm phơi bụng trên mặt nước. Một số khác thì ngắc ngoải không bơi được, nằm yên trong lồng. Toàn bộ cá bệnh trên lớp da có màu đỏ và lở loét nặng. Vì quá xót của và không hiểu nguyên nhân nên rất nhiều người dân có cá chết đã kéo đến UBND thị trấn Lăng Cô yêu cầu cán bộ về giải quyết.
Ngay ngày hôm sau, đoàn làm việc của Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh và Trung tâm Khuyến Nông Lâm ngư tỉnh TT-Huế đã về địa phương kiểm tra mẫu nước, đo độ mặn, nồng độ Kiềm, pH, PO4, NO3, NH4-NH3 tại 3 điểm quan trắc để chuẩn bị có kết luận nguyên nhân cá chết.
Vượt gần 100km, chúng tôi đã có mặt kịp thời tại thị trấn vào sáng 29/9 để ghi nhận về tình hình cá chết đang làm bà con điêu đứng. Theo quan sát, gần như toàn bộ các lồng nuôi cá đã được kéo hết lên bờ vì trong đã không còn cá. Số cá mới chết được ướp đá vận chuyển lên xe ra Bắc, vào Nam bán tháo. Một số còn lại được dân ướp muối làm mắm. Riêng cá còn sống đang được ngư dân chăm sóc bằng cách bỏ thuốc chống khuẩn hay kéo đến các vị trí có nguồn nước chưa bị ô nhiễm.
Anh Lê Văn Thùy, đại diện cho hộ nuôi cá nhiều nhất thôn An Cư Đông I thẫn thờ nói: “Nhà tôi nuôi 60 lồng cá mú đang gần đến lúc thu hoạch thì đã chết hết 45 lồng. Cá mú bán rất có giá trị, 1kg bán được gần 300 ngàn đồng. Ước tính một lồng cá chết gồm 300 con bị mất từ 40 đến 55 triệu. Tổng thiệt hại nhà tôi lên tới từ 1,4 đến 1,6 tỷ đồng. Đã có kinh nghiệm nuôi cá 20 năm nhưng chưa bao giờ bà con chúng tôi lại thấy hiện tượng quá bất thường như ri. Đề nghị chính quyền giúp đỡ bà con gấp và cho giải pháp để bảo vệ đàn cá còn sót lại khỏi chết”.
Một hộ chuyên thu mua cá, ghẹ ở đây cũng cho biết, qua một đêm 27/9, toàn bộ gần như 2/3 cá và ghẹ gồm 8/10 lồng cá mú và 1,5/2,5 tạ ghẹ đã chết hết, số còn lại ngắc ngoải không biết khi nào chết tiếp, thiệt hại ước tính gần 400 triệu đồng. Theo thống kê chưa đầy đủ, hộ thiệt hại thấp nhất cũng trên 100 triệu trở lên, hộ nhiều nhất thì gần 1,5 tỷ đồng.
Theo nhiều người dân, nguyên nhân cá chết là do nguồn nước bị ô nhiễm. Có thể chủ yếu là do hệ thống ống cống xả thải trong khu dân cư thị trấn Lăng Cô đã đổ nước thải đột ngột ra đầm nuôi cá làm cá bị ngột và chết. Đây là hiện tượng bất thường lần đầu xảy ra trong 20 năm nuôi cá của dân ở đây.
Trao đổi với ông Trần Văn Giảng, Chủ tịch UBND Thị trấn Lăng Cô được biết “Nguyên nhân làm chết cá có thể trong trận mưa to kéo dài mấy ngày vừa qua do ảnh hưởng bão số 4 đã làm ngọt hóa nguồn nước lợ ở đầm nuôi cá và cuốn theo các cặn bã tích tụ cả mùa khô ở trong đường cống dẫn thải từ khu dân sinh thị trấn ra đầm.
Hiện chúng tôi đang khẩn trương hướng dẫn bà con di chuyển đàn cá nuôi ra khỏi vùng bị ô nhiễm. Trước lúc di chuyển thì phải vệ sinh lồng bè và tắm cho cá, tăng cường bổ sung vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Riêng các hộ nuôi cá đạt thương phẩm nên tiến hành thu bán tránh lây bệnh và thiệt hại do bão lũ. Trong những ngày tới, cán bộ chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, quan trắc để có giải pháp tiếp theo”.
Tại thị trấn Lăng Cô có tổng số 315 hộ nuôi cá lồng tại đầm nước lợ Lập An - đoạn gần dẫn ra cửa biển Lăng Cô. Một lồng cá nuôi ở đây khoảng 3 tạ với hơn 300 con. Cá thu hoạch được từ 0,7-1kg. Các loại cá chết gồm cá mú đỏ, cá hồng, cá giò. Cá mú đỏ chết ít hơn. Riêng cá vảo đang nuôi với số lượng ít thì sống bình thường
Cá chết có màu hồng ở da và lở loét hai bên thân
Những lồng cá đã hết cá nằm chỏng gọng trên bờ
Hàng loạt lồng nuôi cá ngư dân Lăng Cô bị tê liệt vì cá chết bất ngờ hàng loạt trong thời gian ngắn. Các hộ dân tập trung lại để kéo lồng cá lên mặt nước để lấy cá tiêu hủy
Một lồng cá mú còn sót lại mấy con còn sống
Khung cảnh nhộn nhịp như trong một phiên chợ nhưng tất cả ngư dân đều quá buồn vì không còn gì
Cá chết nằm phơi bụng
Nhiều ngư dân đã kéo đến UBND thị trấn Lăng Cô yêu cầu cán bộ về giải quyết
Người dân bức xúc trao đổi với PV
Một tiểu thương đang ướp đá đống cá đã bị nhiễm bệnh chuẩn bị đưa đi bán
Số cá chết còn được ướp muối làm mắm
Theo người dân 2 thôn, nguyên nhân cá chết là do nước thải của khu dân cư đã xả thẳng ra đầm với mật độ chất thải độc hại lớn
Có thể bạn quan tâm

Hướng tới việc khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đề ra nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất trên biển, đồng thời thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

Nghề nuôi cá nước chảy có ở hầu khắp các xã huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi xã lác đác có khoảng chục hộ nuôi. Ở xã Tình Húc nghề nuôi cá nước chảy phát triển quy mô hơn bởi ở đây có nhiều đồi sườn dốc thoai thoải, có khe nước chảy qua thích hợp với nghề nuôi cá nước chảy.

Những ngày gần đây, khi nhiều vùng dưa hấu trong tỉnh Hải Dương đang chuẩn bị được thu hoạch thì gặp mưa lớn liên tiếp, thiệt hại cả về năng suất, chất lượng và giá bán.

Mặc dù đạt được nhiều thành quả trong thời gian qua nhưng nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Tại hội nghị “Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2007 - 2012 và những định hướng trong thời gian đến” được Sở NN&PTNT Quảng Nam tổ chức vừa qua đã đề ra nhiều giải pháp phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là với đối tượng nuôi chủ lực - tôm thẻ chân trắng.

Vào nhà ông Trần Văn Lèo (60 tuổi), khóm 2, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chỗ nào cũng tủ lớn nhiều hộc. Thoạt đầu, không hiểu tại sao gia đình ông lại sử dụng nhiều tủ, dạng tủ lưu giữ hồ sơ ở các cơ quan, như vậy? Nhưng có ngờ đâu, mỗi hộc tủ là “khung trời” sinh sống của một con rắn hổ hèo.