Ngư Dân Đà Nẵng Mong Sớm Được Hỗ Trợ Đóng Tàu Vỏ Sắt

Cũng như ngư dân cả nước, ngư dân Đà Nẵng mong chờ chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh bắt xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ sớm được triển khai để ngư dân đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển đánh bắt thủy, hải sản cải thiện đời sống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tàu vỏ sắt có nhiều điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ như độ bền cao, kín nước, hầm bảo quản hải sản hiện đại, vận tốc nhanh hơn, tiết kiệm nhiên liệu và ít chi phí bảo dưỡng nên thuận lợi cho những chuyến đi biển dài ngày.
Tại cảng cá Thọ Quang, câu chuyện về nguồn vốn hỗ trợ đóng tàu sắt ra khơi bám biển khiến nhiều ngư dân chờ đợi chương trình sớm triển khai.
Ngư dân Trần Ban, phường Mân Thái, quận Sơn Trà cho biết đây là chủ trương đúng đắn của Nhà nước bởi tàu vỏ sắt với trang thiết bị hiện đại, ngư dân sẽ tránh được những cơn bão lớn do diễn biến thời tiết bất thường, yên tâm bám biển.
Ngư dân Phạm Khánh, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà với trên 30 năm kinh nghiệm nghề biển chia sẻ hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có vốn đóng tàu công suất lớn, nhưng biết chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh đánh bắt xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ, ông mong muốn được vay vốn, cải hoán, đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển cải thiện đời sống, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ông Trần Văn Lĩnh, Quyền Chủ tịch Hội nghề cá thành phố Đà Nẵng cho biết ngư dân Đà Nẵng hiện có hơn 70% tàu công suất dưới 100 CV, chủ yếu đánh bắt gần bờ nên nguồn lợi thuỷ hải sản mang lại không cao. Chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh đánh bắt thủy hải sản xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ là hữu ích và ngư dân kỳ vọng chủ trương sớm được triển khai.
Mặc dù tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp nhưng tổng sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm của Đà Nẵng vẫn tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt thủy, hải sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Có thể nói, chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt để khai thác hải sản là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nhiều ngư dân mong muốn, ngoài chính sách hỗ trợ 100% vốn đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân sẽ có những lớp đào tạo thuyền trưởng điều khiển tàu vì kết cấu tàu vỏ sắt khác xa tàu vỏ gỗ.
Bên cạnh đó, tàu vỏ sắt có công suất lớn nên việc nâng cấp sửa chữa, mở rộng cảng cá để thuận lợi cho tàu vỏ sắt neo đậu khi cập cảng vận chuyển hàng, tránh trú bão hết sức cần thiết.
Có thể bạn quan tâm

Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.

Mô hình trồng bắp non kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo là mô hình hiệu quả, giúp nhiều nông dân ổn định thu nhập. Tuy nhiên, nếu mô hình được thực hiện một cách toàn diện hơn và sản phẩm bắp non, bò thịt được liên kết bao tiêu thì đây sẽ là một mô hình phát triển kinh tế ổn định và hiệu quả.

Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học được triển khai từ tháng 9 đến tháng 12-2014 tại xã Lực Hành (Yên Sơn - Tuyên Quang). Các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo các tiêu chí như diện tích chuồng nuôi trên 20 m2, có lao động để chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn, có vốn đối ứng khi tham gia mô hình, có kinh nghiệm trong chăn nuôi…

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có khung pháp lý và không đủ năng lực quản lý đối với lĩnh vực rất mới này. Do vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tạm thời chưa triển khai việc thực hiện phối hợp với Tập đoàn KBL Hoa Kỳ thực hiện dự án nuôi tằm BĐG đến khi chúng ta có khung pháp lý cho lĩnh vực này.

Trong chiến tranh, những anh lính "Bộ đội Cụ Hồ" luôn kiên trung, anh dũng. Trong thời bình, họ ra sức thi đua, chăm lo phát triển kinh tế vươn lên làm giàu bằng chính đôi bàn tay, khối óc của mình. Những năm gần đây, nắm bắt nhu cầu thị trường, mô hình nuôi thỏ của hội viên Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã đem lại kết quả phấn khởi.