Ngư Dân Đà Nẵng Mong Sớm Được Hỗ Trợ Đóng Tàu Vỏ Sắt

Cũng như ngư dân cả nước, ngư dân Đà Nẵng mong chờ chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh bắt xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ sớm được triển khai để ngư dân đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển đánh bắt thủy, hải sản cải thiện đời sống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tàu vỏ sắt có nhiều điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ như độ bền cao, kín nước, hầm bảo quản hải sản hiện đại, vận tốc nhanh hơn, tiết kiệm nhiên liệu và ít chi phí bảo dưỡng nên thuận lợi cho những chuyến đi biển dài ngày.
Tại cảng cá Thọ Quang, câu chuyện về nguồn vốn hỗ trợ đóng tàu sắt ra khơi bám biển khiến nhiều ngư dân chờ đợi chương trình sớm triển khai.
Ngư dân Trần Ban, phường Mân Thái, quận Sơn Trà cho biết đây là chủ trương đúng đắn của Nhà nước bởi tàu vỏ sắt với trang thiết bị hiện đại, ngư dân sẽ tránh được những cơn bão lớn do diễn biến thời tiết bất thường, yên tâm bám biển.
Ngư dân Phạm Khánh, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà với trên 30 năm kinh nghiệm nghề biển chia sẻ hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có vốn đóng tàu công suất lớn, nhưng biết chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh đánh bắt xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ, ông mong muốn được vay vốn, cải hoán, đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển cải thiện đời sống, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ông Trần Văn Lĩnh, Quyền Chủ tịch Hội nghề cá thành phố Đà Nẵng cho biết ngư dân Đà Nẵng hiện có hơn 70% tàu công suất dưới 100 CV, chủ yếu đánh bắt gần bờ nên nguồn lợi thuỷ hải sản mang lại không cao. Chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh đánh bắt thủy hải sản xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ là hữu ích và ngư dân kỳ vọng chủ trương sớm được triển khai.
Mặc dù tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp nhưng tổng sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm của Đà Nẵng vẫn tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt thủy, hải sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Có thể nói, chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt để khai thác hải sản là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nhiều ngư dân mong muốn, ngoài chính sách hỗ trợ 100% vốn đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân sẽ có những lớp đào tạo thuyền trưởng điều khiển tàu vì kết cấu tàu vỏ sắt khác xa tàu vỏ gỗ.
Bên cạnh đó, tàu vỏ sắt có công suất lớn nên việc nâng cấp sửa chữa, mở rộng cảng cá để thuận lợi cho tàu vỏ sắt neo đậu khi cập cảng vận chuyển hàng, tránh trú bão hết sức cần thiết.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 29-3, ông Huỳnh Văn Quân, Phó Chủ nhiệm HTX khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết, khoai lang tím Nhật đang được thương lái thu mua để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với giá từ 570.000 - 600.000 đồng/tạ; dù mức giá đã giảm khoảng 400.000 - 500.000 đồng/tạ so thời điểm đầu tháng 2-2013, nhưng vẫn còn cao đảm bảo nông dân có lãi.

Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.

Vụ nuôi thủy sản năm 2013, huyện Phước Long (Bạc Liêu) có 19.650 ha nuôi tôm. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở địa phương này chiếm tới 640 ha, tập trung ở hai xã Phong Thạnh Tây A và Phong Thạnh Tây B.

Đợt dịch tai xanh vừa qua tại 7 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có gần 4.400 con heo bị nhiễm vi rút Lelystad, trong đó 1.573 con chết, phải tiêu hủy bắt buộc. Sau khi mầm bệnh được dập tắt, người chăn nuôi muốn mau chóng gầy dựng lại đàn gia súc (tái đàn) nhưng họ đang gặp phải khó khăn vì giá heo giống và heo choai nuôi thịt liên tục tăng lên...

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có một diện tích đất trồng lúa dựa vào nguồn nước trời và thực tế thu hoạch khá bấp bênh. Giống lúa P6 đột biến bén duyên với mảnh đất Quảng Nam bước đầu đem lại tín hiệu khả quan cho người nông dân.