Ngư Dân Đà Nẵng Mong Sớm Được Hỗ Trợ Đóng Tàu Vỏ Sắt

Cũng như ngư dân cả nước, ngư dân Đà Nẵng mong chờ chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh bắt xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ sớm được triển khai để ngư dân đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển đánh bắt thủy, hải sản cải thiện đời sống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tàu vỏ sắt có nhiều điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ như độ bền cao, kín nước, hầm bảo quản hải sản hiện đại, vận tốc nhanh hơn, tiết kiệm nhiên liệu và ít chi phí bảo dưỡng nên thuận lợi cho những chuyến đi biển dài ngày.
Tại cảng cá Thọ Quang, câu chuyện về nguồn vốn hỗ trợ đóng tàu sắt ra khơi bám biển khiến nhiều ngư dân chờ đợi chương trình sớm triển khai.
Ngư dân Trần Ban, phường Mân Thái, quận Sơn Trà cho biết đây là chủ trương đúng đắn của Nhà nước bởi tàu vỏ sắt với trang thiết bị hiện đại, ngư dân sẽ tránh được những cơn bão lớn do diễn biến thời tiết bất thường, yên tâm bám biển.
Ngư dân Phạm Khánh, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà với trên 30 năm kinh nghiệm nghề biển chia sẻ hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có vốn đóng tàu công suất lớn, nhưng biết chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh đánh bắt xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ, ông mong muốn được vay vốn, cải hoán, đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển cải thiện đời sống, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ông Trần Văn Lĩnh, Quyền Chủ tịch Hội nghề cá thành phố Đà Nẵng cho biết ngư dân Đà Nẵng hiện có hơn 70% tàu công suất dưới 100 CV, chủ yếu đánh bắt gần bờ nên nguồn lợi thuỷ hải sản mang lại không cao. Chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh đánh bắt thủy hải sản xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ là hữu ích và ngư dân kỳ vọng chủ trương sớm được triển khai.
Mặc dù tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp nhưng tổng sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm của Đà Nẵng vẫn tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt thủy, hải sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Có thể nói, chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt để khai thác hải sản là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nhiều ngư dân mong muốn, ngoài chính sách hỗ trợ 100% vốn đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân sẽ có những lớp đào tạo thuyền trưởng điều khiển tàu vì kết cấu tàu vỏ sắt khác xa tàu vỏ gỗ.
Bên cạnh đó, tàu vỏ sắt có công suất lớn nên việc nâng cấp sửa chữa, mở rộng cảng cá để thuận lợi cho tàu vỏ sắt neo đậu khi cập cảng vận chuyển hàng, tránh trú bão hết sức cần thiết.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 750ha thủy sản, trong đó 430ha cá ruộng. Hầu hết diện tích thả nuôi đều trúng mùa, được giá. Nhưng vui nhất là những hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực và nuôi ghép các loại cá “đen” trên ruộng lúa. Đây là mô hình mới ở tỉnh Hậu Giang sẽ được nhân rộng theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Tháng 7-2013, anh Đặng Văn Phụng ở ấp Rạch Gừa - xã Phú Long (Bình Đại - Bến Tre) được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp với nuôi cá trê và cá điêu hồng dưới ao.

UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.

Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.