Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Cần Liên Kết Để Chống Ép Giá

Ngư Dân Cần Liên Kết Để Chống Ép Giá
Ngày đăng: 24/11/2013

Sản phẩm khai thác cá bị tư thương ép giá, khiến ngư dân ở Cà Mau gặp khó khăn.

Lâu nay, khai thác biển gặp khó khăn, hiệu quả không cao, ngư dân cho rằng nguyên nhân do thiếu vốn, xăng dầu tăng cao, nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, phương tiện không đủ khả năng ra khơi. Tuy nhiên, vấn đề sản phẩm khai thác bị tư thương ép giá, khiến ngư dân gặp khó khăn vẫn chưa được bà con đề cập.

Mấy năm qua, bà con ngư dân làm nghề khai thác thủy sản ở huyện ven biển Phú Tân, tỉnh Cà Mau gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do giá sản phẩm biển hết sức bấp bênh. Trong đó, một phần do chất lượng sản phẩm khai thác không cao, phần lớn lại phụ thuộc vào quyết định của các chủ vựa thu mua.

Ông Huỳnh Văn Thắng, ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân nói: “Tôm cá mới đem về đã bị thương lái ép giá nên làm ăn không có lãi. Nhà nước cần có giải pháp cụ thể để giúp dân vùng biển phát triển”.

Trên thực tế, tư thương là người chi phối, còn ngư dân chịu thiệt thòi, mặc dù họ là người trực tiếp sản xuất. Bởi có một bộ phận ngư dân do thiếu vốn, nên hợp đồng ứng trước vốn của các chủ vựa để có điều kiện ra khơi. Do đó, buộc họ phải bán sản phẩm khai thác lại cho các chủ vựa. Đây là điều kiện để các chủ vựa tự do quyết định giá. Ngư dân khó khăn nhưng không thể bán được cho chủ khác. Vì thế, họ luôn nằm trong vòng lẫn quẫn ứng trước, trả sau một cách gối đầu.

Có những ngư dân không nợ các chủ vựa nhưng cũng gặp khó khăn về đầu ra. Sản phẩm sau khai thác được nếu không bán cho chủ vựa cũng không biết bán cho ai. Bởi bà con phần nhiều thiếu phương tiện vận chuyển đi nơi khác. Nếu vận chuyển thì phải tốn thêm một phần chi phí.

Để giải quyết sự lệ thuộc này, nhiều bà con cho rằng nếu được Nhà nước hỗ trợ vay vốn vài chục triệu đồng để ngư dân vừa có đủ vốn trả nợ các chủ vựa, vừa có vốn lưu động để ra khơi, ít nhất là một chuyến biển mới có quyền quyết định bán sản phẩm của mình cho ai mua giá cao hơn. Tuy nhiên, nếu chuyến biển gặp thất bát, bà con cũng hết vốn và lại ứng của các chủ vựa, đâu lại vào đấy.

Nếu chuyến biển thu được sản phẩm khá chưa chắc ngư dân đã bán được giá cao một khi phần lớn các chủ vựa đều có sự liên kết với nhau. Ông Phan Văn Phúc, ở thị trấn Cái Đôi Vàm, mong muốn: “Chúng tôi yêu cầu thương lái làm sao cho hợp lý chứ hỗ trợ cũng không có tác dụng gì. Nếu cứ để thương lái tham gia như vậy thì chúng tôi không buôn bán được...”.

Rõ ràng chưa có một hành lang pháp lý nào để đảm bảo vấn đề giá cả hay bao tiêu sản phẩm cho ngư dân sau từng chuyến biển. Chính vì thế, không ai khác mà chính bà con phải tự cứu lấy mình thông qua hình thức liên kết sản xuất trên biển. Đã qua việc hợp tác này đã phát huy hiệu quả tích cực, nhưng chưa được nhân rộng. Đó là năm, bảy phương tiện cùng cử một phương tiện luân phiên ra vào vận chuyển sản phẩm và tiếp nguyên, nhiên liệu cho các phương tiện khác để giảm chi phí ra vào.

Đã đến lúc, ngư dân không thể sản xuất đơn lẽ, phải liên kết lại với hình thức tổ hợp tác hoặc các hợp tác xã. Bởi một khi có tổ chức, sẽ có sự quản lý và kiểm soát lẫn nhau một cách chặt chẽ hơn trong nghề khai thác thủy sản truyền thống này.


Có thể bạn quan tâm

Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô Hững Hờ Với Cây Trồng Tỷ Đô

Một nông dân ở Tây Nguyên đã từng nhìn vài hecta Mắc ca của mình, nói: “4 năm nữa là tôi có thể đi máy bay ra thăm Hà Nội đấy”. Người nông dân này hoàn toàn có thể đi máy bay ra Hà Nội khi cây Mắc ca được trồng theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao… Tuy nhiên, hiện cây trồng này chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng.

11/07/2014
Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng Nâng Cao Chất Lượng Rừng Trồng

Cấp chứng chỉ bền vững (chứng chỉ FSC) cho rừng trồng là một chứng nhận về mặt kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho bản thân chủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy rõ lợi ích này, nhiều hộ nông dân đã tự nguyện tham gia nhóm hộ trồng rừng thực hiện chứng chỉ FSC. Trồng rừng nguyên liệu gắn với việc cấp chứng chỉ rừng nâng cao chất lượng là một hướng đi đúng của lâm nghiệp Quảng Trị.

03/12/2014
Ồ Ạt Trồng, Tiêu Chết Trụi Ồ Ạt Trồng, Tiêu Chết Trụi

Mấy năm nay, rải rác khắp các xã trong huyện Chư Pưh (Gia Lai), diện tích tiêu chết xuất hiện ngày càng nhiều, dù đây là khu vực đất trồng tiêu tốt nhất vùng. Tính trên địa bàn Tây Nguyên, hàng nghìn hộ trồng tiêu cũng gặp tình cảnh tương tự.

11/07/2014
Tận Dụng Lợi Thế Để Làm Giàu Ở Đạo Đầu Tận Dụng Lợi Thế Để Làm Giàu Ở Đạo Đầu

Nói về nghề nuôi cá nước ngọt có truyền thống lâu đời trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thì có lẽ ở Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có thôn Long Hưng còn ở Triệu Phong có thôn Đạo Đầu, xã Triệu Trung. Về thôn Đạo Đầu, đi qua các đường làng ngõ xóm người ta dễ dàng bắt gặp những chiếc hồ nuôi cá ngay trong khuôn viên gia đình.

03/12/2014
“Vàng Trắng” Hóa... Muối Nhạt “Vàng Trắng” Hóa... Muối Nhạt

Từ đầu năm 2014 đến nay, khắp các tỉnh miền Đông như Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ nổi cộm tình trạng nông dân đốn hạ vườn cao su, kể cả những cây đang cho mủ vì thua lỗ vì không còn khả năng cầm cự.

11/07/2014