Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…
Mùa này, khi cái nắng chang chang kèm theo những ngọn gió phơi phới từ biển thổi vào cũng là lúc từng đàn cá cơm lại ồ ạt xuất hiện vào dịp hè về. Hàng trăm tàu ghe lớn nhỏ, xa hay gần bờ đều có thể dễ dàng thả lưới, bắt được những mẻ cá cơm nặng trĩu khoang thuyền. Đây được xem là món quà ý nghĩa nhất mà ngư dân các vùng biển Phan Thiết, thị xã La Gi được ban tặng trong mùa cá nam năm nay.
Chúng tôi theo chân người dân các phường ven biển TP. Phan Thiết đón thuyền cá đầy về. Dưới cái nắng gay gắt lúc quá trưa, nhưng Cảng cá Phan Thiết tấp nập người và xe để chuẩn bị khiêng những sọt cá lớn sắp về cùng ngư phủ. Từ phía xa, những chiếc thuyền công suất lớn lác đác vào bờ, không lâu sau đó vài phút hàng chục thuyền lớn nhỏ nối đuôi nhau cập bến, không khí trên bờ xôn xao, náo nhiệt hẳn lên. Từ thương lái, đến cả người già và trẻ con vùng biển cũng góp sức “đón” những khoang cá cơm.
Mặc dù mùa cá cơm năm nay về với ngư dân muộn hơn, nhưng sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi thuyền khai thác ít nhất cũng được vài ba tấn cá, những thuyền nhiều hơn lên đến cả chục tấn, đặc biệt là không có thuyền nào chịu về tay không. Hiện nay, theo các thương lái giá cá cơm lộn 10.000 – 12.000 đồng/kg, cá cơm không lộn từ 16.000 - 18.000 đồng/kg, sau một ngày đi biển có tàu thu nhập 60 triệu đồng. Ngư dân Nguyễn Thanh ở phường Đức Long hồ hởi nói: “Đợt này toàn cá cơm thôi cô à, mùa cá cơm mà.
Khác với trung tuần tháng 7, có hôm biển “đói” lênh đênh mấy ngày trời chỉ vài tạ cá. Tranh thủ những ngày này, cứ ra khơi là được một mẻ cá lớn nên mừng khôn xiết. Tàu chúng tôi có 15 người ra khơi, có khi sau một ngày đi biển về được hơn 3 tấn cá”. Những ngư dân nghèo với ghe cỡ nhỏ, đánh bắt gần bờ cũng được hưởng niềm vui được mùa cá cơm.
Tại Cảng cá La Gi cũng sôi động hẳn lên, tàu thuyền cá đầy khoang. Trên bờ tấp nập kẻ bán người mua và lao động sơ chế cá… Chỉ tính riêng lực lượng lao động trên bờ có hôm cũng lên đến hàng trăm người, trong đó chủ yếu là phụ nữ tham gia gánh cá và sơ chế cá cho các cơ sở chế biến. Bà Loan 43 tuổi - một người làm công cho chủ cơ sở thu mua và sơ chế cá cơm xã Tân Bình (La Gi) vui vẻ nói: “Được mùa cá cơm ai cũng có việc làm, người thì muối mắm, phơi cá, người thì vận chuyển, mỗi người cũng kiếm được từ 2,5 – 3 triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm

Vào tháng 10, giá sầu riêng bắt đầu tăng giá cao trên 60.000 đồng/kg, đặc biệt vào những ngày tháng 11 giá sầu riêng cao kỷ lục, thương lái đến tận vườn mua sầu riêng Ri 6 và Mongthong trên 100.000 đồng/kg, người dân rất phấn khởi.

Ông Lê Văn Mãnh, ngụ ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ (Tân Phước) vui mừng vì vừa thu hoạch 3.000 m2 khoai mỡ trúng giá. Tại thời điểm này thương lái đến tận ruộng mua với giá 14.000 đồng/kg. Năng suất đạt 3 tấn/1.000 m2, thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Còn lại 2.000 m2 trồng sau, cũng sắp cho thu hoạch.

Là đơn vị tham gia liên kết sản xuất lúa từ nhiều năm nay và cũng là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo có quy mô lớn nhất của tỉnh hiện nay, Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) đã triển khai chương trình liên kết sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2014 - 2015 với nhiều điểm mới. Ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Tigifood cho biết, điểm mới thứ nhất là quy mô diện tích được ký hợp đồng liên kết sản xuất lúa được mở rộng chưa từng có.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP phân tích thêm: “Nhu cầu vẫn tiếp tục rất lớn. Nhưng khi các nước nhập khẩu họ có đa dạng nhà cung cấp, chúng ta phải tính đến xu thế phải đảm bảo các tiêu chí. Tôi muốn nói ở đây là cạnh tranh phải bằng chất lượng mới duy trì được mức tăng trưởng, duy trì được hàm lượng giá trị gia tăng”.

Theo ước tính của Infofish, khối lượng nhập khẩu tôm toàn cầu tăng thêm khoảng 5 - 6% trong vòng nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, với xu hướng giá ổn định.