Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…
Mùa này, khi cái nắng chang chang kèm theo những ngọn gió phơi phới từ biển thổi vào cũng là lúc từng đàn cá cơm lại ồ ạt xuất hiện vào dịp hè về. Hàng trăm tàu ghe lớn nhỏ, xa hay gần bờ đều có thể dễ dàng thả lưới, bắt được những mẻ cá cơm nặng trĩu khoang thuyền. Đây được xem là món quà ý nghĩa nhất mà ngư dân các vùng biển Phan Thiết, thị xã La Gi được ban tặng trong mùa cá nam năm nay.
Chúng tôi theo chân người dân các phường ven biển TP. Phan Thiết đón thuyền cá đầy về. Dưới cái nắng gay gắt lúc quá trưa, nhưng Cảng cá Phan Thiết tấp nập người và xe để chuẩn bị khiêng những sọt cá lớn sắp về cùng ngư phủ. Từ phía xa, những chiếc thuyền công suất lớn lác đác vào bờ, không lâu sau đó vài phút hàng chục thuyền lớn nhỏ nối đuôi nhau cập bến, không khí trên bờ xôn xao, náo nhiệt hẳn lên. Từ thương lái, đến cả người già và trẻ con vùng biển cũng góp sức “đón” những khoang cá cơm.
Mặc dù mùa cá cơm năm nay về với ngư dân muộn hơn, nhưng sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi thuyền khai thác ít nhất cũng được vài ba tấn cá, những thuyền nhiều hơn lên đến cả chục tấn, đặc biệt là không có thuyền nào chịu về tay không. Hiện nay, theo các thương lái giá cá cơm lộn 10.000 – 12.000 đồng/kg, cá cơm không lộn từ 16.000 - 18.000 đồng/kg, sau một ngày đi biển có tàu thu nhập 60 triệu đồng. Ngư dân Nguyễn Thanh ở phường Đức Long hồ hởi nói: “Đợt này toàn cá cơm thôi cô à, mùa cá cơm mà.
Khác với trung tuần tháng 7, có hôm biển “đói” lênh đênh mấy ngày trời chỉ vài tạ cá. Tranh thủ những ngày này, cứ ra khơi là được một mẻ cá lớn nên mừng khôn xiết. Tàu chúng tôi có 15 người ra khơi, có khi sau một ngày đi biển về được hơn 3 tấn cá”. Những ngư dân nghèo với ghe cỡ nhỏ, đánh bắt gần bờ cũng được hưởng niềm vui được mùa cá cơm.
Tại Cảng cá La Gi cũng sôi động hẳn lên, tàu thuyền cá đầy khoang. Trên bờ tấp nập kẻ bán người mua và lao động sơ chế cá… Chỉ tính riêng lực lượng lao động trên bờ có hôm cũng lên đến hàng trăm người, trong đó chủ yếu là phụ nữ tham gia gánh cá và sơ chế cá cho các cơ sở chế biến. Bà Loan 43 tuổi - một người làm công cho chủ cơ sở thu mua và sơ chế cá cơm xã Tân Bình (La Gi) vui vẻ nói: “Được mùa cá cơm ai cũng có việc làm, người thì muối mắm, phơi cá, người thì vận chuyển, mỗi người cũng kiếm được từ 2,5 – 3 triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.

Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.

Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.