Ngọn cờ đầu xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng cho rằng, những thành tựu mà Chương trình xây dựng NTM thành phố đã đạt được rất ấn tượng với những tiêu chí có chất lượng, số lượng cao; một số tiêu chí đạt được cao hơn tiêu chí quốc gia…
Là thành phố đi đầu trong việc xây dựng NTM của cả nước, thành phố đã cơ bản hoàn thành Chương trình xây dựng NTM…
Thêm hai huyện được công nhận
Xây dựng chuỗi liên kết tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của thành phố trong việc xây dựng NTM giai đoạn 2.
Sơ chế rau sạch tại HTX Nông nghiệp Ngã Ba Giồng (Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn).
Tại hội nghị quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận 2 huyện: Hóc Môn và Nhà Bè đạt chuẩn NTM (năm 2015) cũng đã được công bố.
Theo đó, đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Nhà Bè đạt 41,805 triệu đồng/người/năm. Trong đó, xã Phước Kiển đạt 65,056 triệu đồng/người/năm – cao nhất khu vực nông thôn TP.HCM.
“Nhìn chung, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, đời sống vật chất và văn hóa của dân cư nông thôn thành phố qua 5 năm xây dựng NTM được nâng lên, giảm dần khoảng cách thu nhập dân cư giữa ngoại thành và nội thành…”- ông Thái Quốc Dân – Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT TP.HCM nhận xét.
Như vậy, hiện TP.HCM đã có 3 huyện đạt chuẩn NTM là: Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn.
Gần 19.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2
Hiện, TP.HCM đang xây dựng bộ tiêu chí NTM nâng cao cho giai đoạn 2 (2016 - 2020) xây dựng dựng nông thôn thành phố.
Theo đó, vốn ngân sách thành phố gần 3.500 tỷ đồng; vốn huy động từ cộng đồng là 15.000 tỷ đồng (vốn dân 7.594 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp là 2.500 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 5.000 tỷ đồng).
Theo ông Trần Ngọc Hổ - Trưởng Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố, về phát triển nông nghiệp, thành phố sẽ phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học.
Để giải quyết tốt cho giai đoạn xây dựng NTM này, ông Lê Thanh Liêm – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố đang nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí xây dựng NTM theo đặc thù vùng nông thôn TP.HCM theo hướng nâng cao chất lượng tiêu chí, phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực và đổi mới tổ chức sản xuất… nhằm nâng cao môi trường sống tốt hơn, thu nhập cao hơn cho người dân nông thôn thành phố.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của tỉnh Thanh Hóa với sản lượng hàng năm khoảng hơn 15.000 tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân của tỉnh. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, đầu ra cho con ngao xuống thấp khiến cho nghề nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

Những chiếc tàu công suất 300 CV, sáng đi chiều về mỗi tàu đánh bắt từ 7-10 tấn cá nục, thậm chí có tàu đạt 10-15 tấn. Bình quân mỗi ngày có hơn 100 tấn cá nục suông cập bờ. Các ngư dân này chủ yếu đánh bắt ở ngư trường tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ hơn 50 hải lý.

Đến nay tổng đàn bò trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) được 23.428 con, chiếm tỷ lệ 42,5% tổng đàn bò trong tỉnh, tỷ lệ bò lai sind đạt 87%. Qua đó, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập cho nông dân và tăng tỷ lệ trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết quả rõ nét nhất trên địa bàn huyện Tuy Đức là địa phương đã bước đầu quy hoạch, phân vùng chuyên canh cho từng loại cây trồng khá bài bản, hợp lý.

Cua biển là một trong những đối tượng thủy sản nước lợ có thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cua biển là đối tượng dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp thích hợp với các hộ nuôi gia đình, cua biển được nuôi ở nhiều vùng với nguồn con giống được đánh bắt ngoài tự nhiên.