Ngô Xuân Được Mùa Nhưng Rớt Giá

Hiện đang là thời kỳ cao điểm tiêu thụ ngô của nông dân trong tỉnh. Thế nhưng giá ngô vụ xuân năm nay thấp kỷ lục, một vụ sản xuất chủ lực của nông dân nhất là các xã vùng cao trong tỉnh không hiệu quả, giá thấp vẫn phải bán vì tất cả cuộc sống của họ trông vào ngô.
Ngọc Sơn (Lạc Sơn) là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, nguồn sống chính của người dân là trồng ngô và chăn nuôi. Mỗi vụ, sản lượng ngô của xã lên tới hàng trăm tấn. Hiện, giá thu mua ngô xuân xuống thấp kỷ lục, tùy theo chất lượng chỉ dao động ở mức 3.000- 3.200 đồng/kg.
Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn Bùi Văn Phong cho biết: Lần đầu tiên, mấy xã vùng cao Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu và cả những xã tỉnh Thanh Hóa giáp ranh giá ngô tụt thậm tệ chẳng bù đắp nổi chi phí. Như mọi năm giá ngô lên tới 4000-4200 đồng/kg, tư thương vẫn tranh nhau mua. Còn giờ giá giảm mà tư thương vẫn thờ ơ.
Nhiều gia đình ngô chất đống đã nảy mầm, lên mốc. Anh Bùi Văn Ba, trồng 4 kg ngô giống, thu gần 2 tấn ngô, bán giá 3.000/kg thu gần 6 triệu trong khi đó giá đầu vào gồm đạm, kali không đổi, có khi tăng, đầu tư đã tới xấp xỉ 5 triệu đồng, tính cả công chăm sóc coi như thu chẳng bù nổi chi.
Năng suất ngô ở Ngọc Sơn khá cao, trung bình đạt từ 4-5 tấn/ha. Có khi đạt tới 7- 8 tấn/ha. Xóm Cha có 147 hộ dân, trồng cỡ 25 ha ngô, hằng năm sản lượng khoảng trăm tấn, nhà nào cũng trồng ngô.
Gia đình ông Bùi Văn Lý, Bí thư Chi bộ xóm Cha là một trong những hộ trồng nhiều ngô của xã. Năm nay, tiền bán ngô giảm mất cỡ 20 triệu đồng. Vụ xuân, ông Lý trồng 30 kg, riêng tiền phân bón đã 17 triệu đồng, cộng giống, công chăm sóc chi phí 30 triệu đồng, với giá ngô hiện tại thu được 40 triệu đồng, trong khi đó mọi năm thu tới 60 triệu đồng.
Không chỉ đối với các xã vùng cao huyện Lạc Sơn mà ở nhiều xã khác trên địa bàn tỉnh giá ngô cũng giảm xấp xỉ gần 1.000 đồng/kg như Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông (Tân Lạc); các xã vùng cao huyện Đà Bắc, Mai Châu. Giá ngô giảm, trong khi đó vẫn khó tiêu thụ sản phẩm vì đường giao thông cách trở khó khăn.
Ngoài ra, các loại cây trồng ngắn ngày quen thuộc của nông dân như Bí xanh, bí đỏ, vụ này giá cũng giảm. Chẳng hạn như bí xanh những năm trước cao điểm lên tới 5.000 -7.000 đồng/kg, nay giảm xuống còn 2.000 đồng/kg mà vẫn khó tiêu thụ. Có thời bí bí đỏ đầy ruộng, không vượt nổi 3.000 đồng/kg.
Có vụ rau, ba cái bắp cải thật to giá chỉ có 10.000 đồng. Chẳng có cách nào khác là bán rẻ, vì nếu không bán chẳng có tiền chi tiêu.
Giá nông sản phập phù, được mùa rớt giá là câu chuyện muôn thủa của người nông dân phải đối mặt và là nỗi đau đầu của các cấp chính quyền nhưng chưa có lời giải. Người nông dẫn vẫn phải sản xuất và chờ những vụ tới để khi vọng giá nông sản lại lên nhưng mọi năm.
Có thể bạn quan tâm

Năm qua là một năm đại thắng lợi của con tôm thẻ chân trắng. Trên đà đó, tôm thẻ tiếp tục được phát triển mạnh ở ĐBSCL và đang tiếp tục át vía tôm sú, kể cả ở những nơi chưa cho phép nuôi loại tôm này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng không thể bỏ tôm sú bởi nó vẫn có giá trị lớn.

Từ đầu tháng 12.2013 đến nay, giá gỗ nguyên liệu keo, bạch đàn trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục tăng, hiện đang ở mức 1,15 - 1,2 triệu đồng/tấn; tăng 300 - 400 ngàn đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh là do các nhà máy dăm trong tỉnh cạnh tranh mua nguyên liệu, đẩy giá lên cao.

Là một trong những người đầu tiên mang loại dừa xiêm Mã Lai về trồng tại vùng đất Lê Minh Xuân, anh Lê Minh Đức (sinh năm 1973, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang “sống khỏe” nhờ loại cây này.

Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất trong tỉnh Cà Mau với trên 2.200 ha. Nếu như trước đây, những hộ giàu, hộ khá, hộ có đất nhiều mới nuôi, thì bây giờ, không ít hộ nghèo, cận nghèo, hộ có đất sản xuất ít vẫn mạnh dạn nuôi và bước đầu đã thành công.

Năm nay, nông dân xã Bằng Khánh, một trong những địa phương có diện tích khoai tây vụ đông lớn nhất huyện, xuống giống trên 30ha. Như đã thành nếp, ngay sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân trong xã bắt tay vào làm đất, trồng khoai tây vụ đông với phương châm “lúa thu hoạch đến đâu, làm đất trồng khoai tây đến đó”. Ở Bằng Khánh, nhà ít cũng trồng 1 - 2 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), nhà nhiều trồng 4-5 sào khoai tây.