Ngô Xuân Được Mùa Nhưng Rớt Giá

Hiện đang là thời kỳ cao điểm tiêu thụ ngô của nông dân trong tỉnh. Thế nhưng giá ngô vụ xuân năm nay thấp kỷ lục, một vụ sản xuất chủ lực của nông dân nhất là các xã vùng cao trong tỉnh không hiệu quả, giá thấp vẫn phải bán vì tất cả cuộc sống của họ trông vào ngô.
Ngọc Sơn (Lạc Sơn) là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, nguồn sống chính của người dân là trồng ngô và chăn nuôi. Mỗi vụ, sản lượng ngô của xã lên tới hàng trăm tấn. Hiện, giá thu mua ngô xuân xuống thấp kỷ lục, tùy theo chất lượng chỉ dao động ở mức 3.000- 3.200 đồng/kg.
Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn Bùi Văn Phong cho biết: Lần đầu tiên, mấy xã vùng cao Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu và cả những xã tỉnh Thanh Hóa giáp ranh giá ngô tụt thậm tệ chẳng bù đắp nổi chi phí. Như mọi năm giá ngô lên tới 4000-4200 đồng/kg, tư thương vẫn tranh nhau mua. Còn giờ giá giảm mà tư thương vẫn thờ ơ.
Nhiều gia đình ngô chất đống đã nảy mầm, lên mốc. Anh Bùi Văn Ba, trồng 4 kg ngô giống, thu gần 2 tấn ngô, bán giá 3.000/kg thu gần 6 triệu trong khi đó giá đầu vào gồm đạm, kali không đổi, có khi tăng, đầu tư đã tới xấp xỉ 5 triệu đồng, tính cả công chăm sóc coi như thu chẳng bù nổi chi.
Năng suất ngô ở Ngọc Sơn khá cao, trung bình đạt từ 4-5 tấn/ha. Có khi đạt tới 7- 8 tấn/ha. Xóm Cha có 147 hộ dân, trồng cỡ 25 ha ngô, hằng năm sản lượng khoảng trăm tấn, nhà nào cũng trồng ngô.
Gia đình ông Bùi Văn Lý, Bí thư Chi bộ xóm Cha là một trong những hộ trồng nhiều ngô của xã. Năm nay, tiền bán ngô giảm mất cỡ 20 triệu đồng. Vụ xuân, ông Lý trồng 30 kg, riêng tiền phân bón đã 17 triệu đồng, cộng giống, công chăm sóc chi phí 30 triệu đồng, với giá ngô hiện tại thu được 40 triệu đồng, trong khi đó mọi năm thu tới 60 triệu đồng.
Không chỉ đối với các xã vùng cao huyện Lạc Sơn mà ở nhiều xã khác trên địa bàn tỉnh giá ngô cũng giảm xấp xỉ gần 1.000 đồng/kg như Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông (Tân Lạc); các xã vùng cao huyện Đà Bắc, Mai Châu. Giá ngô giảm, trong khi đó vẫn khó tiêu thụ sản phẩm vì đường giao thông cách trở khó khăn.
Ngoài ra, các loại cây trồng ngắn ngày quen thuộc của nông dân như Bí xanh, bí đỏ, vụ này giá cũng giảm. Chẳng hạn như bí xanh những năm trước cao điểm lên tới 5.000 -7.000 đồng/kg, nay giảm xuống còn 2.000 đồng/kg mà vẫn khó tiêu thụ. Có thời bí bí đỏ đầy ruộng, không vượt nổi 3.000 đồng/kg.
Có vụ rau, ba cái bắp cải thật to giá chỉ có 10.000 đồng. Chẳng có cách nào khác là bán rẻ, vì nếu không bán chẳng có tiền chi tiêu.
Giá nông sản phập phù, được mùa rớt giá là câu chuyện muôn thủa của người nông dân phải đối mặt và là nỗi đau đầu của các cấp chính quyền nhưng chưa có lời giải. Người nông dẫn vẫn phải sản xuất và chờ những vụ tới để khi vọng giá nông sản lại lên nhưng mọi năm.
Có thể bạn quan tâm

Trong một chuyến đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm thực tế về kỹ thuật trồng cây chanh dây từ người dân, chúng tôi ghé thăm gia đình anh Trịnh Văn Quyền – thôn 8 – xã ĐăkNia – thị xã Gia Nghĩa – tỉnh Đăk Nông. Đây là một trong những gia đình trồng chanh dây đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phú Yên hiện có gần 1.000 tàu cá đang nằm bờ, trong đó có khoảng 670 tàu khai thác xa bờ, nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng cao, giá bán thủy sản thấp, không ổn định nên có hơn 80% tàu thuyền khi về bến bị lỗ vốn. Để động viên ngư dân tiếp tục bám biển, các ngành chức năng và địa phương ven biển Phú Yên đang tập trung chỉ đạo hoạt động khai thác thủy sản đạt hiệu quả, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân…

Trong sản xuất và tiêu thụ mía của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) hiện nay, ngoài chịu ảnh hưởng chung của cơ chế thị trường, thì nhiều nơi nằm trong vùng nguyên liệu vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, dẫn đến việc giá thu mua mía nguyên liệu giảm.

Những năm trước đây, nuôi thủy sản nước lợ đã đem lại giá trị kinh tế cao cho những người dân ở xã Quảng Trường (Quảng Trạch - Quảng Bình). Thế nhưng, việc nuôi thủy sản của người dân những năm gần đây bị thua lỗ, họ đang đối mặt với những khó khăn.

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.