Ngô Tây Nguyên mất mùa kép

Diện tích gieo trồng ngô vụ này của các tỉnh Tây Nguyên đạt khoảng 164 ngàn ha, giảm nhẹ so với mức 167 ngàn ha của cùng kỳ năm trước, trong đó tỉnh Đăk Lăk là địa phương có diện tích ngô lai lớn nhất Tây Nguyên, với khoảng 121 ngàn ha, tập trung ở các huyện Ea Kar, Ea H'Leo, Cư M'Gar, Krông Pắk...
Tại các huyện khác như Ea Kar, Ea H'Leo, Krông Pắk, nông dân còn thực hiện trồng xen canh các loại cây đậu đỗ trong các ruộng, rẫy trồng ngô lai, hoặc trồng cây ngô lai xen trong các vườn cà phê chưa khép tán.
Cư M'Gar là huyện trọng điểm trồng ngô. Tuy nhiên, năm nay năng suất, sản lượng ngô giảm đáng kể, do thời tiết bất ổn. Ông Phạm Quang Mười – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cư M’gar cho biết: Vụ hè thu năm nay toàn huyện gieo trồng được 5,4 ngàn ha cây lương thực, hoa màu, trong đó ngô chiếm khoảng 3,8 ngàn ha, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Năm nay ở Tây Nguyên bị “hạn hạn giữa mùa mưa” nên sản lượng cây lương thực bị giảm khoảng 25% so với niên vụ trước và giá ngô lại giảm mạnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con…
Theo nhận định của phần lớn bà con nông dân Tây Nguyên, năng suất, sản lượng ngô vụ hè thu năm nay giảm từ 25 đến 30% so với niên vụ trước. Nguyên nhân chính là do thời tiết bất lợi, phần nữa là do nhiều diện tích được chuyển sang trồng mì và đậu xanh.
Là người trồng ngô lâu năm, anh Nguyễn Văn Chính, xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk chia sẻ: “Ở Tây Nguyên thường thì vào cuối tháng 4 dương lịch là bắt đầu có mưa rải rác ở một số vùng và đến giữa tháng 5 là có mưa đều.
Năm nay mùa mưa đến muộn hơn, lượng mưa lại ít, khiến năng suất các loại cây trồng đều giảm. Đã vậy giá ngô tại Tây Nguyên lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nếu như năm trước giá ngô trên thị trường là 4.200-4.500đ/kg thì năm này chỉ ở mức 3.700 -3.900đ/kg".
Anh Lê Văn Phương, xã Ea Wen, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk chia sẻ: “Năng suất, sản lượng ngô của gia đình tôi vụ này giảm hẳn. Nếu như năm trước đạt 40 tạ/ha bán với giá 4.500đ/kg, thu được 18 triệu đồng, năm nay cũng diện tích đó chỉ đạt 31 tạ, giá bán chỉ 3.800đ/kg, trừ các khoản chi phí xem như hoà vốn.
Tại tỉnh Đăk Nông, cây ngô được trồng hầu hết ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh, nhưng chủ yếu tập trung ở Đăk Mil trên 14.000 ha, Krông Nô 13.850 ha, Cư Jut 13.150 ha.
Cũng như tỉnh Đăk Lăk, do thời tiết năm nay bất ổn, mưa nắng thất thường nên năng suất, sản lượng cũng giảm đáng kể và dĩ nhiên bà con nơi đây cũng chịu cảnh ngô mất giá.
Có thể bạn quan tâm

Sau chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận, cuối năm 2013, tỉnh ta có thêm nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận”, “Tỏi Phan Rang” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ. Nếu nói về nhãn hiệu tập thể nông sản được bảo hộ, còn phải kể tới măng khô Bác Ái, Rau an toàn Văn Hải và Tuấn Tú, nhưng nổi tiếng và mang tính đặc thù hơn cả của vùng đất Ninh Thuận chính là sản phẩm nho, táo và tỏi. Vấn đề hiện nay là phải làm gì để khai thác hiệu quả giá trị các nhãn hiệu trên?

Vừa qua, hội thảo trực tuyến về quản lý hội chứng tôm chết sớm (EMS) - một bệnh gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người nuôi tôm đã được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) tổ chức tại Việt Nam.

Có thể nói từ năm 2013 trở lại đây phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh mới thực sự được đẩy nhanh “tiến độ” thực hiện, đặc biệt là “cứng hóa” đường giao thông nội đồng, thôn xóm được làm khá đồng bộ, qua đó, đã tạo nên “bề nổi” cho nhiều vùng nông thôn.

Từ sau Tết đến nay, ngư dân cào hến trên tuyến kênh Ông Cò (xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Khánh, Thoại Sơn, An Giang) trúng đậm hến gạo.

Năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh ước đạt 390 tấn, bằng 100,5% kế hoạch năm và tăng 3,44% so với năm 2012. Được biết, năm 2011, trung tâm đã thả 150 ngàn con cá giống xuống các hồ chứa của tỉnh, năm 2012 trung tâm thả tiếp 490 ngàn con.