Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngô Lai Chịu Hạn Vùng Cao

Ngô Lai Chịu Hạn Vùng Cao
Ngày đăng: 05/07/2014

Ngô lai đơn HT 818, HT 119 đã tỏ ra thích ứng tốt với thời tiết, khí hậu vùng cao. Đó là khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ gãy và đặc biệt là mức độ chịu hạn rất cao.

Vụ xuân này, những cánh đồng ngô ở huyện vùng cao Võ Nhai (Thái Nguyên) đều xơ xác, gầy guộc, thậm chí bị cháy nắng. Nhưng những thửa ruộng ngô lai HT 818, HT 119 tươi tốt đã khiến cả cán bộ chuyên môn và bà con nghĩ đến việc thay đổi giống ngô.

Một số giống ngô được đưa lên Võ Nhai gần như đã mặc định và tồn tại trong suốt nhiều năm qua. Vụ này 2 giống ngô lai đơn HT 818, HT 119 được Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên phối hợp với Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang đưa vào trình diễn tại xã Tràng Xá.

Ông Đặng Văn Chung, Phó TGĐ Cty CP VTKT nông nghiệp Bắc Giang cho biết, mục tiêu của mô hình là trình diễn giống ngô có khả năng chịu hạn tốt, qua đó làm thay đổi nhận thức của đồng bào, tuyển chọn giống mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng cao. Mang lại giá trị thu nhập cao hơn cho nông dân.

Trên thực tế, vụ xuân năm nay, tình hình thời tiết diễn biến khác nhiều so với các năm gần đây. Giai đoạn trồng ngô, khí hậu ấm và hạn đã ảnh hưởng đến tỷ lệ và thời gian nảy mầm của giống. Giai đoạn cây sinh trưởng thì mưa phùn kéo dài, cường độ ánh sáng quá thấp. Khi cây trỗ cờ, phun râu lại gặp thời tiết nắng nóng kéo dài trên 35 độ C làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn.

Ông Lương Đức Sang, cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình cho biết, 2 giống ngô mới trên gần như "miễn nhiễm" với điều kiện thời tiết bất thuận nói trên.

Qua kết quả kiểm tra thực tế, phần lớn diện tích ngô trên địa bàn huyện Võ Nhai nói chung và xã Tràng Xá nói riêng đều bị hiện tượng héo xanh đến chết khô trên đồng ruộng do nắng hạn kéo dài. 2 giống HT 818, HT 119 sinh trưởng và phát triển ở mức bình thường.

Là người trực tiếp tham gia mô hình, bà Dương Thị Ét, xóm Cầu Nhội, xã Tràng Xá khẳng định, trên khắp các cánh đồng ngô của địa phương năm nay không có ngô tốt. Làm ngô lai mới năm nay, đến vụ thu hoạch, được sờ, được nắm vào bắp mới thấy hỉ hả. Bắp ngô lai HT 818, HT 119 to, dài, múp đầu trái, trùng trục từ đầu tới cuống nên chắc chắn là năng suất, hiệu quả cao rồi.

Một nông dân khác, bà Nông Thị Oanh, xóm Cầu Nhội, xã Tràng Xá cho biết, gia đình có diện tích trồng ngô lớn nhưng trong vụ xuân vừa qua chỉ đưa vào trồng thử 5 sào. Điều mà bà ưng ý nhất là 2 giống ngô lai mới này không "tiểu thư đài các", không đòi chăm sóc nâng niu. Dù hạn hán, nắng nóng kéo dài, những nương ngô khác của chính gia đình bà cháy rũ nhưng ngô HT 818, HT 119 vẫn xanh tốt.

Trong điều kiện hạn hán ở vùng cao, không phụ thuộc vào nước trời thì giống chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt sẽ là giống được ưu tiên chọn lựa. Bà Oanh mong muốn, trong các vụ tiếp theo, gia đình sẽ tiếp tục được sử dụng 2 giống ngô lai này.

Theo đánh giá của Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên, ngô lai đơn HT 818, HT 119 đã tỏ ra thích ứng tốt với thời tiết, khí hậu vùng cao. Đó là khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ gãy và đặc biệt là mức độ chịu hạn rất cao. So với các giống ngô hiện tại bà con nông dân trên địa bàn đang sử dụng, 2 giống ngô trên cho năng suất cao hơn từ 10 - 11 tạ/ha (đạt 82 - 83 tạ/ha).

Bà Nguyễn Thị Mai Huyên, Phó phòng NN-PTNT huyện Võ Nhai cho rằng, ngô HT 818, HT 119 phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của nông dân trên địa bàn. Mặt khác, 2 giống có TGST ngắn sẽ tạo điều kiện tốt cho việc đảm bảo thời gian gieo trồng 3 vụ/năm trên đất ruộng.

Thống nhất việc đánh giá và khảo nghiệm, ông Hà Văn Xuân, GĐ Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho biết, trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với ty CP VTKT nông nghiệp Bắc Giang mở rộng mô hình trình diễn tại nhiều địa phương trong các vụ tiếp theo. Đồng thời đề nghị Sở NN-PTNT Thái Nguyên xem xét bổ sung 2 giống ngô lai trên vào cơ cấu giống ngô của tỉnh để phục vụ mở rộng SX.


Có thể bạn quan tâm

Quýt Đường Gặp Khó Quýt Đường Gặp Khó

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…

03/11/2014
Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3 Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

03/11/2014
Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

03/11/2014
Cá Kèo Rớt Giá Còn 40.000 - 50.000/kg Cá Kèo Rớt Giá Còn 40.000 - 50.000/kg

Giá cá kèo giảm so với cùng kỳ năm 2013 từ 15.000 - 20.000 đồng/ký. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá hiện ở mức khá cao (từ 14.800 - 16.000 đồng/kg). Do giá thức ăn cao, nên người nuôi cá không có lãi, một số hộ còn bị lỗ.

03/11/2014
Quỳnh Lưu (Nghệ An) Được Mùa Tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) Được Mùa Tôm

Xã Quỳnh Bảng có 186,2 ha nuôi tôm, trong đó vùng nuôi tôm công nghiệp 100 ha; vùng HTX Lộc Thuỷ 86,2 ha, lớn nhất huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nuôi tôm vụ 2 đạt 70% diện tích. Ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang, Quỳnh Bảng không giấu nổi niềm vui khi thành công của vụ 2 đã ăn chắc.

03/11/2014