Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ phát triển thủy sản

Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ phát triển thủy sản
Ngày đăng: 13/06/2015

Trong đó, nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải bền vững của hệ thống thủy vực phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản là vấn đề rất được chú trọng.

Được tỉnh giao phụ trách quản lý dự án “Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ quy hoạch phát triển bền vững thủy sản ở An Giang”, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chọn Trung tâm Công nghệ quản lý môi trường và tài nguyên- Trường đại học Nông lâm (TP. Hồ Chí Minh) làm cơ quan chủ trì thực hiện dự án này. Đến nay, bước đầu đã hoàn thành và đang tiếp tục hoàn thiện.

Dự án nhằm làm rõ nguyên nhân ô nhiễm môi trường. Theo đó, các chỉ tiêu chất lượng nước của bốn nguồn thải chính ở An Giang đã được phân tích, gồm: Nước thải sinh hoạt, nước thải từ ao nuôi cá tra, nước thải nông nghiệp và nước thải công nghiệp. Từ kết quả cho thấy, nguồn gây ô nhiễm chủ yếu ở An Giang có thể được xác định do nước thải sinh hoạt và các cơ sở chế biến thủy sản. Dù mực nước từ các ao nuôi cá nằm trong mức cho phép nhưng một lượng lớn bùn ao vẫn thoát được ra ngoài làm ô nhiễm môi trường nhưng chưa được kiểm soát. Bên cạnh đó, một lượng lớn bè cá đang được nuôi thả trên các sông chính cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho khu vực.

Việc thải các chất ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản ra môi trường được xem là yếu tố tác động tới môi trường nghiêm trọng nhất. Các chất ô nhiễm này gồm thức ăn thừa, phân, dịch tiết của cá và các loại hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi. Trong đó, quan trọng nhất là thức ăn thừa và phân cá.

Ban đầu, sự phân hủy thức ăn thừa và phân cá làm tăng thêm nhu cầu tiêu thụ ô-xy trong ao nuôi, thức ăn thừa và phân cá tích tụ dưới đáy yếm khí, gây ngộ độc cho cá nuôi. Lâu dài, chúng sẽ giải phóng phốt- phát và ni- trát. Các chất này có thể trực tiếp gây độc cho cá, có thể kích thích thực vật và sinh vật khác sinh trưởng, cạnh tranh nhu cầu ô-xy với cá nuôi. Ngoài ra, lượng thức ăn thừa và phân cá lắng đọng cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, vi trùng gây bệnh cho cá.

Để đảm bảo tính bền vững của ngành chăn nuôi thủy sản, vấn đề tránh ô nhiễm môi trường nước phải đặt lên hàng đầu. Để thực hiện điều này, ngoài việc vệ sinh ao nuôi, việc chế biến các loại thức ăn và nghiên cứu cách cho ăn hợp lý cũng cần được quan tâm. Một phương pháp khác là quy hoạch các vùng nuôi với quy mô hợp lý dựa trên sức tải môi trường và sức tải sinh học của thủy vực. Việc xả thải ra môi trường cần phải được quản lý. Trong đó, việc cấp phép quản lý xả thải là biện pháp quản lý khoa học cần được triển khai sớm.

Đồng thời, cần quy hoạch các khu dân cư, vùng sản xuất phù hợp với sức tải môi trường ở các sông rạch, nơi tiếp nhận các nguồn thải ô nhiễm. Cần nhận dạng và tăng cường quản lý các nguồn thải hiện chưa được thống kê, đánh giá. Có thể thực hiện nuôi cá tra theo các mô hình ao nuôi tiên tiến, trong đó các chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường, đặc biệt phải hạn chế tối đa việc phân cá và thức ăn thừa thoát ra môi trường.

Hệ sinh thái thủy vực là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường thủy vực đó.


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo

Ở Đồng Nai đang vào vụ thu hoạch mía, song người trồng mía kém vui bởi nhiều nỗi lo: năng suất thấp, giá giảm mạnh, chữ đường trồi sụt khó lường và bị đánh giá tạp chất cao.

27/11/2013
Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu

Một thực tế đáng quan ngại ngay tại ÐBSCL là trong khi thất thoát sau thu hoạch lúa từ 12-14%, tương đương 635 triệu USD mỗi năm thì chỉ có 3% sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho các nhà máy lau bóng/xuất khẩu. Còn lại hầu hết đều "phó thác" cho thương lái. Tuy nhiên, ngay cả nông dân và thương lái cũng phải lệ thuộc vào lực lượng "cò lúa", gạo đang tung hoành tại vựa lúa lớn nhất quốc gia…

27/11/2013
Đặt Ống Chứa Chất Thải, Vỏ Bao Bì Trên Các Cánh Đồng Đặt Ống Chứa Chất Thải, Vỏ Bao Bì Trên Các Cánh Đồng

Trên các cánh đồng của các xã Hoài Sơn và Hoài Mỹ thuộc huyện Hoài Nhơn, HTX nông nghiệp đã cho đúc và đặt rải rác những ống cống bằng bê tông cốt thép có chiều cao khoảng 1-1,2m, đường kính từ 0,8- 1m, để dùng chứa chất thải.

27/11/2013
Tạo Sinh Kế Lâu Dài Cho Người Trồng Rừng Tạo Sinh Kế Lâu Dài Cho Người Trồng Rừng

Dự án phát triển lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Ngân hàng CSXH quản lý đã tạo sinh kế lâu dài cho hàng ngàn hộ khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.

27/11/2013
Rau VietGAP “Tiến Quân” Vào Chợ Thành Phố Hồ Chí Minh Rau VietGAP “Tiến Quân” Vào Chợ Thành Phố Hồ Chí Minh

Khác với mấy năm trước, khi rau VietGAP còn nằm lẫn với rau thường, khó phân biệt mà giá bán lại cao, bị người tiêu dùng chê, thì lần trở lại lần này rau VietGAP đã ở một vị thế khác, có cửa hàng riêng khang trang. Chỉ cần tới đầu chợ Trần Hữu Trang (Phú Nhuận), chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) hay chợ Tân Định (quận 1)…

27/11/2013