Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghiên Cứu Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến Và Hoàn Thiện Quy Trình Nuôi Chim Yến Trong Nhà

Nghiên Cứu Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến Và Hoàn Thiện Quy Trình Nuôi Chim Yến Trong Nhà
Ngày đăng: 22/01/2014

Ngày 20-1, Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu loại xuất sắc đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà”. Đề tài do Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa làm chủ nhiệm.

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu cũng như triển khai thử nghiệm nuôi chim yến trong nhà trước đó của Công ty Yến sào Khánh Hòa, đề tài tập trung nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến; các biện pháp kỹ thuật để hoàn thiện quá trình nuôi ấp nhân tạo chim yến và âm sinh học của chim yến; hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà. Đề tài thực hiện trong 2 năm, với kinh phí trên 950 triệu đồng, trong đó kinh phí đối ứng của công ty Yến sào Khánh Hòa chiếm hơn 40%.

Nhóm nghiên cứu đã thiết kế, xây dựng mô hình nhà yến ở thành thị và mô hình nhà yến ở nông thôn. 1 mô hình nuôi chim yến ở thành phố với 2.000 con đã làm tổ trên 1.000 tổ yến. 3 mô hình ở nông thôn với số lượng ổn định 250 con đã làm tổ trên 50 tổ/1 mô hình.

Đồng thời, nghiên cứu thành công kỹ thuật vận hành nhà yến với 5 bước (dẫn dụ chim vào nhà yến, dụ chim ở lại nhà yến, kích thích chim là tổ trong nhà yến, phát triển bầy đàn chim yến trong nhà yến và nâng cao năng suất sản lượng nhà yến, phòng chống địch hại cho nhà yến). Nhóm thực hiện đề tài cũng đã nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm như tổ yến mô phỏng, dung dịch tạo mùi bầy đàn chim yến, giá tổ, bộ âm thanh dẫn dụ chim yến…

Các thành viên Hội đồng đánh giá đây là đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao. Trong 2 năm, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khối lượng nội dung công việc rất lớn. Một số sản phẩm của đề tài đã vượt so với yêu cầu khi đăng ký đề tài.

Các mô hình nghiên cứu có thể chuyển giao ngay mở ra triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong cả nước. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng cho việc phát triển nghề nuôi yến tại Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Trạm Bơm Điện Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Phát Triển Trạm Bơm Điện Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Thực hiện đề án phát triển trạm bơm điện huyện giai đoạn 2011-2015, trong 3 năm (2011-2013) huyện Cao Lãnh đầu tư xây dựng được 42/57 công trình trạm bơm điện, đạt 76,68% kế hoạch đề án, phục vụ tưới tiêu cho gần 7.300ha/7.400ha đất sản xuất, đạt 98,5% kế hoạch đề án.

15/08/2014
Nhà Khoa Học Mỹ Chia Sẽ Kỹ Thuật Nhân Giống Và Sản Xuất Rau Quả Trong Nhà Kính Cho Nông Dân Sa Đéc Nhà Khoa Học Mỹ Chia Sẽ Kỹ Thuật Nhân Giống Và Sản Xuất Rau Quả Trong Nhà Kính Cho Nông Dân Sa Đéc

Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.

15/08/2014
Những Mô Hình Nông Nghiệp Bền Vững Những Mô Hình Nông Nghiệp Bền Vững

Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.

15/08/2014
Dẫn Đầu Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Dẫn Đầu Về Xây Dựng Nông Thôn Mới

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.

15/08/2014
Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng

Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.

15/08/2014