Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất làm đầm nuôi tôm

Gần 1 năm nay trên tuyến sông Ông Đốc đoạn từ Tắc Thủ đến Ông Tự dài trên 19km đã xuất hiện nhiều đầm nuôi tôm trái phép…
Nếu như trước đây số hộ cho cơ giới sang ủi lòng sông làm đầm nuôi tôm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay giờ con số này đã lên đến 30 hộ.
Hiện vẫn chưa có con số thống kê cụ thể diện tích đất chiếm lòng sông là bao nhiêu m2 nhưng theo số liệu đo đạt thực tế của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thì trên sông Ông Đốc có đoạn đã bị lấn chiếm đến 30m.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc lòng sông bị thu hẹp chừng ấy diện tích, hiện tượng này diễn ra cả hai bên luồng sông, ảnh hưởng đến an toàn của các phương tiện lưu thông trên tuyến sông này.
Hành vi san ủi đất lòng sông làm đầm nuôi tôm gây ảnh hưởng xấu đến luồng lạch và tình hình trật tự an toàn giao thông. Chính vì vậy, ngành chuyên môn cũng như chính quyền địa phương cần có các giải pháp xử lý triệt để nhằm chấm dứt tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

Hiện, Trung tâm thủy sản đã hoàn thành việc xây dựng 20 điểm vệ tinh cung ứng và đăng ký kinh doanh giống thủy sản tại địa bàn các huyện, thành phố.

Ngày 20/4, Trạm Thú y huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, nguyên nhân gây chết hơn 6.000 con tôm hùm nuôi ươm từ 2 đến 3 tháng tuổi của 115 hộ nuôi tôm tại Hòn Yến, xã An Hòa trong thời gian qua là do ảnh hưởng hiện tượng thủy triều đỏ, môi trường nước bị ô nhiễm.

Không biết từ bao giờ, nghề săn tôm con - thường gọi là tôm hùm giống trở thành nghề chính của hàng ngàn ngư dân ven biển miền Trung. Cái nghề có khi kiếm được vài triệu đồng mỗi đêm.

Cà Mau là một trong những tỉnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Những diễn biến bất thường của thời tiết trong thời gian gần đây đã trở thành nguy cơ đe dọa nghề nuôi tôm ở Cà Mau. Trước tình hình đó, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến được cho là giải pháp an toàn cho nghề nuôi tôm.