Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghịch Lý Giá Tôm Nguyên Liệu Giảm, Giá Tôm Giống Tăng

Nghịch Lý Giá Tôm Nguyên Liệu Giảm, Giá Tôm Giống Tăng
Ngày đăng: 15/05/2012

Giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu đang giảm mạnh, từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Hiện nay, giá tôm sú loại 30 con dao dộng từ 140.000 - 160.000 đồng/kg, loại 40 con từ 120.000 - 125.000 đồng/kg. Giá tôm nguyên liệu tuy giảm, nhưng các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thu mua không nhiều. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn nên họ chỉ thu mua chế biến cung cấp theo các đơn hàng đã ký kết trước đó, chứ không dám thu mua chế biến để dự trữ như trước đây.

Cua, tôm là hai loại thủy sản được người dân vùng ven biển các tỉnh ĐBSCL nuôi đại trà. Riêng đối với Bạc Liêu, sau nhiều năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, địa phương chọn con cua nuôi đan xen với tôm sú, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Bạc Liêu có khoảng 80% diện tích nuôi trồng thủy sản nuôi xen canh tôm - cua, tập trung ở các huyện ven biển: Đông Hải, Giá Rai, Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu.

Giá cua thương phẩm tăng mạnh, kéo theo cua giống tăng, nguồn cung không đủ cầu, xảy ra khan hiếm con giống. Trong khi đó, nguồn cua giống sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi, dẫn đến tình trạng khai thác trái phép con giống ngoài thiên nhiên diễn biến phức tạp. Trung bình, hàng ngày có hàng chục đối tượng đến các cửa biển, cửa sông, vùng bãi bồi ven biển dùng vợt, lưới, lú đặt, bắt cua con trái phép.

Mặc dù tình trạng khai thác trái phép con giống thủy sản ven biển đã được tỉnh này cấm nghiêm ngặt, nhưng vì lợi ích kinh tế, vì nhu cầu tiêu thụ quá lớn nên họ bất chấp khuyến cáo, lén lút vào khai thác đại trà, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lợi thủy sản ven biển.

Cà Mau có thế mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước, chiếm 296.000 ha. Tuy nhiên, người nuôi tôm sú Cà Mau đang vướng phải một nghịch lý và cần có giải pháp tháo gỡ là tôm nuôi đến lứa cho thu hoạch rớt giá kỷ lục, nhưng giá tôm giống liên tục tăng.

Hiện tôm sú nguyên liệu loại 20 con/kg được bán với giá 200.000 đồng/kg, giảm khoảng 50.000 đồng/kg so với đầu năm; loại 30 con/kg giá 145.000 - 150.000 đồng/kg giảm trên 30.000 đồng/kg; loại 40 con/kg giá 130.000 đồng giảm trên 35.000 đồng và tôm loại 50 con/kg giảm khoảng 25.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng được bán với giá 78.000 đồng/kg, cũng giảm 25.000 đồng/kg.

Đây là mức giá tôm nguyên liệu giảm cao nhất từ trước đến nay, người nuôi tôm đối mặt với việc sản xuất không có lãi, thậm chí nhiều người phải chịu thua lỗ.

Ông Ngô Thanh Lĩnh, Phó trưởng Phòng Kế hoạch tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Năm nay dự báo là một năm khó khăn nhất đối với người nuôi tôm, khi con tôm là nguồn thu nhập chính nhưng tại thời điểm này tôm nguyên liệu đang rớt giá thê thảm. Tôm nuôi trong thời kỳ chín vụ nhưng với giá giảm mạnh như vậy nếu thu hoạch thì bán không có lời, nếu chờ tôm tăng giá thì người nuôi lo sợ nhiều rủi ro.

Nhiều nguyên nhân khiến tôm nuôi rớt giá nhưng nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là một số nước đang thu hoạch ồ ạt và rất trúng mùa; tôm Ấn Độ thì đang bị tồn kho khiến cho tôm Việt Nam xuất khẩu gặp khó khăn. So với cùng kỳ năm trước, giá tôm giống cao hơn khoảng 20 - 30 đồng/con tùy theo từng loại. Ông Lĩnh cho biết thêm, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhu cầu thả tôm giống đang cao điểm, phải nhập giống từ các tỉnh lân cận khiến giá tôm giống tăng cao.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khuyến cáo người dân nên thu hoạch tôm trước khi tôm nguyên liệu tiếp tục sụt giảm; đồng thời hạn chế thả tôm nuôi ở mật độ dày vì đến khoảng giữa tháng tám và đầu tháng 9 khu vực miền trung thu hoạch tôm chạy lũ nên tôm sẽ tiếp tục giảm. Đây là giải pháp trước mắt nhằm hạn chế thiệt hại cho người nuôi khi đầu ra cho con tôm đang khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng 445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.

27/11/2014
Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp

Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.

23/06/2014
Hơn 28 Ha Rừng Phòng Hộ Chết Khô Chưa Rõ Nguyên Nhân Hơn 28 Ha Rừng Phòng Hộ Chết Khô Chưa Rõ Nguyên Nhân

Trà Vinh hiện có hơn 340 hecta rừng Phi lao phòng hộ ven biển, nằm trên địa bàn các xã: Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Dân Thành, Đông Hải của huyện Duyên Hải và Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang. Hiên nay hơn 28 hecta rừng phi lao tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang bị chết khô mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và cách phòng trị.

27/11/2014
Những Mô Hình Làm Thay Đổi Cách Nghĩ, Cách Làm Cho Người Nông Dân Những Mô Hình Làm Thay Đổi Cách Nghĩ, Cách Làm Cho Người Nông Dân

Với cách làm nêu trên, thời gian qua huyện Quang Bình đã có những "bước đi" rất quyết đoán trong việc lãnh, chỉ đạo người nông dân phát triển sản xuất dựa trên những thế mạnh sẵn có của vùng theo mô hình cánh đồng mẫu "5 cùng", gồm: Cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch.

23/06/2014
“Cánh Đồng Mẫu Lớn” – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của “4 Nhà” “Cánh Đồng Mẫu Lớn” – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của “4 Nhà”

Từ vụ lúa Hè thu năm 2011, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở địa bàn các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích hơn 2.700 hec-ta (ha); trong đó, diện tích mỗi mô hình từ 300 - 500ha. Qua các vụ sản xuất cho thấy, để CĐML ngày càng được mở rộng thì vấn đề đặt ra là giữa các “nhà” cần tạo dựng niềm tin lẫn nhau thì mô hình mới thật sự bền vững và lan rộng.

27/11/2014