Nghi Xuân vinh danh 40 tập thể, cá nhân điển hình xây dựng NTM

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Quốc Vinh tới dự và phát biểu chỉ đạo.
hực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, huyện Nghi Xuân đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, giúp người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng NTM.
Sau 5 năm, huyện Nghi Xuân đầu tư trên 1.196 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó: Nhà nước 425 tỷ 449 triệu đồng; nhân dân đóng góp bằng tiền mặt, hiến đất, tài sản, ngày công...
tương đương số tiền 142 tỷ đồng; còn lại là các nguồn vốn khác.
Toàn huyện đã bê tông hóa và nhựa hóa trên 320 km đường GTNT, gần 58 km kênh mương nội đồng, kiên cố hóa trên 500 phòng học; xây mới và tu sửa nâng cấp 8 nhà văn hóa, khu thể thao xã đạt chuẩn và các công trình phúc lợi khác.
Nhiều công trình phúc lợi xã hội, văn hóa ở Nghi Xuân được đầu tư đạt chuẩn NTM
Trên cơ sở 5 đề án trọng tâm của tỉnh, huyện đã ban hành các đề án phù hợp với thực tế của địa phương để tập trung phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết.
Đến nay, toàn huyện đã xây dựng 389 mô hình sản xuất có hiệu quả, trong đó có 61 mô hình loại lớn, 50 mô hình loại vừa, 278 mô hình loại nhỏ và trên 600 mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ gắn với kinh tế nông hộ.
Một số loại giống thủy sản có giá trị cao (cá vược, cá bơn, cá mú...) được triển khai nuôi thành công trên địa bàn huyện.
Đến nay, Nghi Xuân đã có 2 xã là Xuân Mỹ và Xuân Viên về đích NTM; 2 xã Xuân Phổ và Xuân Thành đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí và phấn đấu về đích vào cuối năm nay.
Huyện không còn xã nào đạt dưới 8 tiêu chí.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Quốc Vinh biểu dương những kết quả xây dựng NTM mà huyện Nghi Xuân đã đạt được trong 5 năm qua.
Thời gian tới, huyện cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng, đưa phong trào xây dựng NTM mạnh mẽ, rộng khắp, có tính đột phá bền vững.
Địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên liên tục của các cấp ủy Đảng, chính quyền để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách quyết liệt, thường xuyên, sâu sát.
Trước mắt là tập trung chỉ đạo để 2 xã Xuân Thành và Xuân Phổ đạt chuẩn trong năm 2015.
Nhân dịp này, huyện Nghi Xuân đã phát động Cuộc thi “Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, khối phố đô thị văn minh” và vinh danh 18 tập thể, 22 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM trong 5 năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Đã vậy, trong 133 doanh nghiệp được giao chỉ tiêu có sáu doanh nghiệp trả lại chỉ tiêu và năm doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu, ba doanh nghiệp không mua đạt chỉ tiêu.

Mặc dù tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong 5 tháng qua đã có những bước chuyển biến khá tích cực nhưng trên thực tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, công tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư vẫn còn đạt thấp, diễn biến dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cây trồng, vật nuôi...

Ông Trần Văn Vinh, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ (CRSD) tỉnh Bình Định cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 47 tỷ đồng để nâng cấp và mở rộng cảng cá Đề Gi tại thôn An Quang, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát.

Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện có 6 DN trả lại chỉ tiêu và 5 DN xin giảm chỉ tiêu được giao. Khi đó VFA đã nhanh chóng điều chỉnh chỉ tiêu, kết quả có 130 DN tham gia tạm trữ được 995.494 tấn gạo, đạt 99,55% kế hoạch, trong đó có 3 DN không mua đạt chỉ tiêu với số lượng 4.506 tấn.

Ngày 12/6, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) cho biết nhiều thương lái đang rầm rộ thu mua bông thanh long. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm vườn, ông nhận định đây có thể là chiêu trò lừa gạt, tận thu bông đang nở để gây thiệt hại mùa màng của bà con nông dân.