Nghị Định Về Một Số Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Sẽ Sớm Được Ban Hành

Đó là nội dung được nêu trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2014. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp ới các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định trình ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất ban hành Nghị định về một số chính sách mang tính đột phá, tạo cơ sở thúc đẩy ngành thủy sản phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, toàn diện, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước hỗ trợ tối đa và khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ thông qua một số cơ chế chính sách cụ thể.
Về chính sách tín dụng, chủ tàu, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được vay vốn với lãi suất ưa đãi để đóng tàu công suất lớn hoạt động đánh bắt xa bờ, đóng tàu làm dịch vụ hậu cần đánh bắt xa bờ. Ngân hàng Nhà nước điều hành mức lãi suất cho vay đối với hoạt động này không quá 5%/năm, trong đó chủ tàu, doanh nghiệp, hợp tác xã trả với mức lãi suất tối đa 3%/năm, phần còn lại do ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Thời hạn được vay là 11 năm, trong đó có 1 năm ân hạn không tính lãi suất. Tài sản thế chấp để vay vốn là tài sản hình thành theo phương án sử dụng vốn và có bảo hiểm tài sản. Về chính sách bảo hiểm, Nhà nước hỗ trợ 70% phí bảo hiểm đối với thân tàu, chủ tàu, doanh nghiệp, hợp tác xã sở hữu tàu trả 30% phí cho cơ quan bảo hiểm. Bảo hiểm về ngưởi được Nhà nước hỗ trợ 100% phí.
Ngoài các chính sách trên, khuyến khích các địa phương có chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản phù hợp với điều kiện nguồn lực của cấp mình.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian tạm lắng kể từ vụ khoai lang năm 2012, hiện nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân (Vĩnh Long) lại điêu đứng nạn sâu “lạ” đục củ tấn công trở lại, làm giảm năng suất và giá cả.

Báo Hải Phòng số ra ngày 10-10, có bài “Huyện An Dương (Hải Phòng): Nhiều diện tích trồng cà chua chết không rõ nguyên nhân”. Ngay sau khi báo đăng, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp- PTNT tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hướng dẫn nông dân khắc phục tình trạng này.

Hội Nông dân huyện Châu Đức đã phối hợp với Hội Hồ tiêu tỉnh BR - VT xây dựng mô hình trình diễn sản xuất tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGap tại 4 xã: Bàu Chinh, Sơn Bình, Láng Lớn và Quảng Thành. Theo Hội Hồ tiêu tỉnh, đây là một trong những bước chuẩn bị tiếp đón Hiệp Hội hồ tiêu thế giới đến khảo sát, đánh giá về tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, vụ mùa 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên mặc dù điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, tuy nhiên năng suất trồng trọt tại khu vực này đạt cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt là cây lúa. Theo đó, năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 63,1 tạ/ha, cao hơn năm trước 3,5 tạ/ha; sản lượng đạt 1,66 triệu tấn, tăng gần 142.000 tấn.

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.