Nghêu Gò Công Được Cấp Bằng Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Nhãn Hiệu

Sau hai năm thực hiện dự án “Nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu, vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang”, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu số 192674, 192675. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Tiền Giang là tổ chức được giao quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, diện tích bãi bồi ven biển có khả năng nuôi nghêu của tỉnh là khoảng 4.300 ha; trong đó huyện Gò Công Đông có 2.300 ha, huyện Tân Phú Đông có 2.000 ha. Đến thời điểm này, diện tích bãi nghêu đang nuôi toàn tỉnh là 1.179,9 ha; trong đó huyện Gò Công Đông thả nuôi 1.129,9 ha; huyện Tân Phú Đông 50 ha.
Hiện nay, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã ngưng chết hàng loạt. Số lượng nghêu còn lại trên các bãi nghêu sinh trưởng và phát triển bình thường. Giá nghêu thương phẩm taị bãi dao động ở mức 22.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2015 đến nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu (XK) chè của Việt Nam đã gặp phải tình trạng chè đã xuất đi bị trả lại. Đây là hệ lụy của hệ thống sản xuất và quản lý nhiều vùng chè còn bất cập.

Câu chuyện các tổ chức, các bộ, ban, ngành liên quan đứng lên kêu gọi người dân mua ủng hộ nông sản Việt thời gian qua là nguồn động viên thiết thực, góp phần gỡ khó cho nông dân. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp căn cơ thì có lẽ kịch bản đó rất có thể lặp lại.

Trong khi các cơ quan chức năng đang đôn đáo tìm giải pháp tiêu thụ khi vải thu hoạch rộ thì trên thị trường lặp lại nghịch cảnh giá quả đầu vụ đắt đỏ dù chưa ngon.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.