Nghêu Gò Công Được Cấp Bằng Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Nhãn Hiệu

Sau hai năm thực hiện dự án “Nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu, vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang”, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu số 192674, 192675. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Tiền Giang là tổ chức được giao quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, diện tích bãi bồi ven biển có khả năng nuôi nghêu của tỉnh là khoảng 4.300 ha; trong đó huyện Gò Công Đông có 2.300 ha, huyện Tân Phú Đông có 2.000 ha. Đến thời điểm này, diện tích bãi nghêu đang nuôi toàn tỉnh là 1.179,9 ha; trong đó huyện Gò Công Đông thả nuôi 1.129,9 ha; huyện Tân Phú Đông 50 ha.
Hiện nay, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã ngưng chết hàng loạt. Số lượng nghêu còn lại trên các bãi nghêu sinh trưởng và phát triển bình thường. Giá nghêu thương phẩm taị bãi dao động ở mức 22.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Để cây mì sinh trưởng tốt, cho nhiều củ, ông Ngọc tìm hiểu các kỹ thuật trồng mì hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu khuyến nông, tài liệu kỹ thuật.

Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 5.200ha hoa màu đang ổn định và phát triển. Nông dân trồng hoa màu theo hướng an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.

Huyện Phú Thiện (Gia Lai) có tổng diện tích cây trồng hàng năm hơn 24.000 ha. Trong đó, cây trồng chủ lực như lúa nước hơn 13.000 ha, mía gần 4.000 ha, mì 1.000 ha, bắp lai hơn 3.000 ha, đậu các loại 900 ha...
Trả lời về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại buổi họp báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết, chưa phát hiện tồn dư chất cấm tại 40 cơ sở chăn nuôi ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9.

Hai tháng nay, thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Khánh Hòa, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.