Nghêu Gò Công Được Cấp Bằng Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Nhãn Hiệu

Sau hai năm thực hiện dự án “Nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu, vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang”, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu số 192674, 192675. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Tiền Giang là tổ chức được giao quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, diện tích bãi bồi ven biển có khả năng nuôi nghêu của tỉnh là khoảng 4.300 ha; trong đó huyện Gò Công Đông có 2.300 ha, huyện Tân Phú Đông có 2.000 ha. Đến thời điểm này, diện tích bãi nghêu đang nuôi toàn tỉnh là 1.179,9 ha; trong đó huyện Gò Công Đông thả nuôi 1.129,9 ha; huyện Tân Phú Đông 50 ha.
Hiện nay, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã ngưng chết hàng loạt. Số lượng nghêu còn lại trên các bãi nghêu sinh trưởng và phát triển bình thường. Giá nghêu thương phẩm taị bãi dao động ở mức 22.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 1 tháng nay, giá vịt thịt liên tục giảm. Điều này khiến người chăn nuôi trên địa bàn TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” bán không được, nuôi tiếp thì càng lỗ thêm.

An toàn dịch bệnh và vấn đề thú y đang là điểm “nghẽn” khiến cho Việt Nam không xuất khẩu được thịt cho dù chúng ta có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng thứ 2 Châu Á và nằm trong Top 10 của thế giới.

Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) vừa cho biết, tuần qua, giá cà phê trong nước có xu hướng giảm theo thị trường thế giới.

Kết quả xét nghiệm lô heo tại một lò giết mổ “lậu” ở Gò Vấp (TP.HCM) cho thấy heo đã được người chăn nuôi cho sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng tới khả quan hơn, tăng trưởng ổn định hơn kể từ quý IV/2015 và kéo dài đến quý I/2016.