Nghề Trồng Khóm Đang Hồi Sinh

Theo ông Nguyễn Văn Hòa - xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước (Tiền Giang): 2 tháng trước, không khí các vườn khóm ở Tân Phước hết sức ảm đạm do giá khóm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đột ngột giảm mạnh, chỉ còn 2.000 - 2.200 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ các chi phí đầu vào như: phân bón, nhân công, chăm sóc và thu hoạch, hoá chất xử lý… nông dân trồng khóm sẽ bị lỗ 10 - 20 triệu đồng/ha.
Những tháng đầu năm 2011, các loại vật tư nông nghiệp đua nhau tăng giá nhưng giá khóm (dứa) nguyên liệu tại Tân Phước (Tiền Giang) lại giảm mạnh khiến nhiều nông dân gặp khó vì thua lỗ. Tuy nhiên, trong mấy ngày nay các vườn khóm ở đây “hồi sinh” do giá đang tăng mạnh trở lại.
Dường như đã qua cơn bĩ cực, mấy ngày qua các vườn khóm ở đây đã sôi động hơn, bởi hiện nay giá khóm đã tăng trở lại với mức giá dao động từ 3.400 - 3.600 đ/kg khóm sô và từ 3.800 - 4.000 đ/kg khóm loại (loại từ 1 kg trở lên). Theo tính toán của nông dân trồng khóm, theo mức giá này họ đã có lời khoảng 30 - 40 triệu đồng/hecta.
Với đặc trưng của vùng sinh thái ngập phèn, huyện Tân Phước xác định cây dứa, tràm… là những loại cây chủ lực phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, cây tràm đã không còn mang lại hiệu quả cao như những năm trước đây, trong khi đó cây khóm dần ổn định và đem lại thu nhập khá cho nông hộ. Do đó, huyện đã có chủ trương chuyển đổi một phần diện tích trồng tràm sang trồng khóm phục vụ xuất khẩu.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, hiện huyện có chủ trương chuyển 2.035 ha tràm kém hiệu quả tại các xã Thạnh Tân, Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông... sang trồng khóm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Sau khi dự án hoàn thành, diện tích trồng khóm toàn vùng sẽ đạt 15.000 ha, với sản lượng trái khóm cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu hàng năm khoảng 200.000 tấn.
Ông Lê Minh Ký, nông dân trồng khóm ở xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước cho biết: Khoảng 3 năm nay người trồng khóm có thu nhập khá nhờ giá ổn định ở mức cao. Đặc biệt năm vừa qua, giá khóm giữ ở mức từ 3.500 - 4.500 đ/kg nên mỗi hecta trồng khóm có thể đem lại cho nông dân thu nhập gần 100 triệu đồng (năng suất trung bình 18 tấn/hecta)
Có thể bạn quan tâm

Trái với mọi năm, sau đợt dịch bệnh, tôm thẻ chân trắng thường hút hàng với giá khá cao vì nguồn nguyên liệu khan hiếm trong thời gian dài. Tuy nhiên, năm nay tôm thẻ chân trắng đang rớt giá thê thảm dù các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều than thiếu nguyên liệu và hầu hết tôm thẻ chân trắng ở miền Trung lẫn miền Tây vẫn đang nằm trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành.

UBND huyện Tuy An và Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên đã tiến hành quy hoạch 40ha trên đầm Ô Loan để thực hiện mô hình thả nuôi sò huyết.

Việc thí điểm phát triển chăn nuôi (PTCN) bò sữa theo vùng (từ năm 2008 đến 2010) tại Hà Nội thành công đã khẳng định với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội thì PTCN theo vùng, quy mô lớn ngoài khu dân cư là hướng đi tốt. Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tham mưu đề xuất Chương trình PTCN theo vùng, xã trọng điểm và PTCN quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2011 - 2015 và đã được UBND thành phố phê duyệt.

Cho ngan ăn sau một ngày bỗng thấy hàng trăm con ngan trong trại lăn đùng ra chết. Xung quanh vấn đề này ông Lỗ Cao Chí, chủ trang trại ngan nghi vấn có thể do loại thức ăn hỗn hợp dành cho vịt, ngan hiệu Herofeed 3002 của Cty CP Dinh dưỡng Việt Tín

Trước thực trạng ngày càng nhiều người nuôi tôm ở Ấn Độ chuyển sang nuôi tôm chân trắng, nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo người nuôi thận trọng trong từng khâu sản xuất mới có thể duy trì sản lượng cao.