Nghề Trồng Khóm Đang Hồi Sinh

Theo ông Nguyễn Văn Hòa - xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước (Tiền Giang): 2 tháng trước, không khí các vườn khóm ở Tân Phước hết sức ảm đạm do giá khóm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đột ngột giảm mạnh, chỉ còn 2.000 - 2.200 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ các chi phí đầu vào như: phân bón, nhân công, chăm sóc và thu hoạch, hoá chất xử lý… nông dân trồng khóm sẽ bị lỗ 10 - 20 triệu đồng/ha.
Những tháng đầu năm 2011, các loại vật tư nông nghiệp đua nhau tăng giá nhưng giá khóm (dứa) nguyên liệu tại Tân Phước (Tiền Giang) lại giảm mạnh khiến nhiều nông dân gặp khó vì thua lỗ. Tuy nhiên, trong mấy ngày nay các vườn khóm ở đây “hồi sinh” do giá đang tăng mạnh trở lại.
Dường như đã qua cơn bĩ cực, mấy ngày qua các vườn khóm ở đây đã sôi động hơn, bởi hiện nay giá khóm đã tăng trở lại với mức giá dao động từ 3.400 - 3.600 đ/kg khóm sô và từ 3.800 - 4.000 đ/kg khóm loại (loại từ 1 kg trở lên). Theo tính toán của nông dân trồng khóm, theo mức giá này họ đã có lời khoảng 30 - 40 triệu đồng/hecta.
Với đặc trưng của vùng sinh thái ngập phèn, huyện Tân Phước xác định cây dứa, tràm… là những loại cây chủ lực phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, cây tràm đã không còn mang lại hiệu quả cao như những năm trước đây, trong khi đó cây khóm dần ổn định và đem lại thu nhập khá cho nông hộ. Do đó, huyện đã có chủ trương chuyển đổi một phần diện tích trồng tràm sang trồng khóm phục vụ xuất khẩu.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, hiện huyện có chủ trương chuyển 2.035 ha tràm kém hiệu quả tại các xã Thạnh Tân, Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông... sang trồng khóm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Sau khi dự án hoàn thành, diện tích trồng khóm toàn vùng sẽ đạt 15.000 ha, với sản lượng trái khóm cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu hàng năm khoảng 200.000 tấn.
Ông Lê Minh Ký, nông dân trồng khóm ở xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước cho biết: Khoảng 3 năm nay người trồng khóm có thu nhập khá nhờ giá ổn định ở mức cao. Đặc biệt năm vừa qua, giá khóm giữ ở mức từ 3.500 - 4.500 đ/kg nên mỗi hecta trồng khóm có thể đem lại cho nông dân thu nhập gần 100 triệu đồng (năng suất trung bình 18 tấn/hecta)
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.

Những năm gần đây, người dân ồ ạt trồng mới cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác bền vững nên xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây tiêu. Trước tình hình đó, huyện Chư Pưh đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhất là việc phổ biến kiến thức trong canh tác cây tiêu theo hướng bền vững.

Trong căn nhà tường còn mới, hai vợ chồng ông Lê Văn Đông, ở ấp Đông Bình, ngồi kể chuyện một thời nghèo khó. Ông Đông nhớ lại: “Cha mẹ đông con nên chia cho hai vợ chồng tui 2 công đất. Ra riêng, tui lúc đó vừa đi làm mướn, vừa làm ruộng, vậy mà nghèo hoài không dứt ra được. Khoảng bảy năm trước, khi bắt đầu trồng cam sành thì cuộc sống tui mới đỡ hơn”.

Nhìn chung, khu vực KTTT trong tỉnh đóng vai trò khá tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế cho địa phương. Kết quả rõ nhất là hiện nay, thu nhập bình quân của thành viên hợp tác xã (HTX) đã được tăng lên 1,8 lần so với cuối năm 2009.