Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Trồng Dâu Nuôi Tằm

Nghề Trồng Dâu Nuôi Tằm
Ngày đăng: 27/07/2013

Đưa chúng tôi đi thăm những bãi dâu xanh ngát trải dài dọc bờ sông Lô, đồng chí Nguyễn Minh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long (Yên Sơn) vui mừng cho biết: “Trước đây, người dân xã Tân Long chủ yếu trồng ngô trên những vùng đất soi bãi ven sông nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì đất ở đây có nhiều cát, một số loại cây màu khác đã trồng thử nhưng không phù hợp..

Năm 2003, một vài hộ dân trong xã đã chuyển đổi diện tích trồng ngô trên đất soi bãi sang trồng cây dâu tằm và cho  hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô. Thấy được lợi ích đem lại, người dân trong xã đã chuyển đổi nhiều diện tích đất trồng ngô, cây màu không hiệu quả sang trồng cây dâu tằm, từ đó nghề trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên khá giả. Hiện nay, xã Tân Long có 33 hộ dân trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích trên 10 ha”.

Gia đình anh Hoàng Văn Kính, thôn 10, xã Tân Long, là một trong những hộ đi tiên phong trong nghề trồng dâu nuôi tằm và cũng là hộ có diện tích đất trồng dâu nhiều nhất xã. Bên những nong tằm  đã quấn kén vàng óng, anh Kính vui vẻ cho biết: “Năm 2003, gia đình tôi bắt đầu trồng dâu nuôi tằm trên diện tích 10 sào đất soi bãi. Những năm đầu nuôi tằm, do chưa có kinh nghiệm nên năng suất chưa cao.

Chỉ đến khi tôi được xã cho đi học lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng tằm và được UBND huyện hỗ trợ vốn vay, cây giống có năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt nên nghề nuôi tằm đã dần ổn định và hiệu quả kinh tế đã dần tăng lên. Mỗi năm, gia đình tôi thu hoạch kén 20 lần, mỗi lần được hơn 50 kg, với giá bán 90 nghìn đồng/kg, mỗi năm gia đình thu khoảng 100 triệu đồng từ nuôi tằm, so với trồng lúa hiệu quả cao gấp 4 lần”.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, thôn 10, từ trồng dâu nuôi tằm đã xây được nhà khang trang và có của ăn, của để. Ông Thắng tâm sự: Trước đây, khi chưa nuôi tằm, gia đình tôi thuộc diện khó khăn trong xã, có khi phải bán con gà để có tiền trả tiền điện và đóng tiền học cho con. Nhưng từ khi nuôi tằm, gia đình tôi đã bớt khó khăn và cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Với 7 sào đất soi bãi trồng dâu nuôi tằm, mỗi năm gia đình tôi thu 50 triệu đồng từ tiền bán kén tằm, tôi sắm sửa được đồ đạc trong nhà và mua xe máy, các con tôi đã có việc làm ổn định.

Thành công của những hộ trồng dâu nuôi tằm đi trước đã khuyến khích và làm mô hình để nhiều hộ khác trong xã Tân Long học tập, làm theo. Có nhiều hộ cũng đã thành công và đang dần nhân rộng mô hình này. Anh Chu Văn Đáng, thôn 10, xã Tân Long trước đây là công nhân Công ty cổ phần Xi măng Tuyên Quang, do điều kiện sức khỏe nên công ty đã cho anh về nghỉ chế độ. Gia đình anh Đáng có 2 sào đất soi bãi, năm 2012 anh Đáng bắt đầu trồng dâu nuôi tằm, đến nay anh đã thu hoạch được 4 lần và thu được 10 triệu đồng từ bán kén. Với kết quả khả quan như vậy nên anh Đáng đang có dự định trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích trồng dâu để tăng thu nhập cho gia đình.

Đồng chí Trịnh Hương Giang, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn phụ trách địa bàn xã Tân Long là người đã có nhiều năm gắn bó và tâm huyết với việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm xã Tân Long nhận định: “Nghề này rất có tương lai bởi việc trồng dâu không khó với bà con nông dân.

Chỉ cần bỏ thêm công nuôi tằm sau mỗi vụ thu hoạch kén đã giúp bà con tăng thêm thu nhập. Điều thuận lợi là tằm có thể nuôi và lấy kén quanh năm theo từng đợt. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, UBND huyện Yên Sơn đã có chủ trương khuyến khích phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Tân Long.

Huyện giao cho Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật chăm sóc cây dâu, nuôi tằm lấy kén, từng bước quy hoạch vùng chuyên canh trồng dâu tập trung và thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi cho người trồng dâu nuôi tằm như: Tạo điều kiện cho vay vốn; cung ứng các giống tằm, giống dâu có năng suất, chất lượng, đồng thời, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi tằm và khuyến khích các hộ chuyển đất ruộng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dâu, nuôi tằm.


Có thể bạn quan tâm

Sôi Động Thủy Sản Mùa Nước Nổi Sôi Động Thủy Sản Mùa Nước Nổi

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

27/08/2014
Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý Để Có Giống Tôm Sú Chất Lượng Tốt Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý Để Có Giống Tôm Sú Chất Lượng Tốt

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

05/09/2014
Mở Rộng Thị Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Bỉ Mở Rộng Thị Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Bỉ

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.

27/08/2014
Nuôi Tôm Trên Ruộng Lúa - Mô Hình Kinh Tế Bền Vững Tại Cồn Đất Xã An Hiệp Nuôi Tôm Trên Ruộng Lúa - Mô Hình Kinh Tế Bền Vững Tại Cồn Đất Xã An Hiệp

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

05/09/2014
Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể Quảng Ninh Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Nhuyễn Thể

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.

28/08/2014