Nghề Nuôi Trăn Đang Phát Triển Mạnh

Phong trào nuôi trăn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rầm rộ từ năm 1980, nhưng đến năm 1990 thì giá trăn trở nên bấp bênh do xuất khẩu không được thuận buồm xuôi gió, khiến cho nhiều hộ nuôi lao đao, thua lỗ, thậm chí có người còn mang trăn con vào rừng thả bỏ.
Nhưng kể từ năm 2008 đến nay, giá trăn tăng lên nhờ mặt hàng da trăn xuất khẩu sang châu Âu và một số nước châu Á bắt đầu ổn định. Nhờ vậy mà người nuôi ngày càng phấn khởi, nhất là các cơ sở sản xuất da trăn xuất khẩu có cơ hội làm giàu.
Anh Hoàng Tuấn, quê ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ, là người trực tiếp nuôi và thu mua trăn thương phẩm cho biết từ đầu năm 2013 đến nay, số hộ nuôi nhỏ lẻ và nuôi quy mô đã tăng lên khá nhiều, nhất là tại Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp… Chỉ riêng gia đình anh cũng có trên 3 tấn trăn thịt và trăn đẻ, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng tiền lời từ nuôi trăn. Ngoài ra, anh còn là người chuyên thu mua trăn để cung cấp cho các cơ sở làm da trăn xuất khẩu, mỗi tháng từ 500 kg đến 1 tấn trăn thịt.
Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn nuôi trăn thành công trước hết phải nắm vững kỹ thuật. Trong đó, khâu quan trọng nhất là vệ sinh chuồng trại và thức ăn. Thức ăn chính cho trăn hiện nay là chuột, gà vịt, cá trê hoặc các loại phế phẩm từ gia súc, gia cầm. Theo tính toán của anh Hoàng Tuấn, một con trăn giống sau 1 năm chăm sóc trọng lượng có thể lên tới 6 kg, sau khi trừ hết các chi phí còn lời trên 1 triệu đồng. Với diện tích 15 m2, thả nuôi 30 con, mỗi năm lời trên 30 triệu đồng, cao hơn các loài gia cấm và gia súc khác.
Tính theo thời giá hiện nay, trăn giống có giá từ 300.000 - 400.000 đồng/con. Một con trăn mẹ 40 kg mỗi lứa có thể đẻ trên 30 trứng. Còn trăn thịt từ 5 – 6 kg/con được xếp vào loại I, có giá 325.000 đồng/kg. Loại 50 – 60 kg có giá 310.000 đồng/kg và loại da lỡ 20 – 30 kg có giá 180.000 – 200.000 đồng/kg.
Riêng về nuôi trăn lấy da xuất khẩu, có thể nói người nuôi hiệu quả nhất là anh Thái Vinh Thai, chủ trại Hồng Quang ở thị trấn Tri Tôn – An Giang. Sau nhiều năm lặn lội trong nghề, anh Thai đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhất là kỹ thuật lấy da trăn. Trại của anh Thai lúc nào cũng có trên 1.000 con đủ cỡ, gồm 2 loại trăn vàng và trăn đất.
Anh cho biết người Nhật rất thích da trăn vàng nhờ hoa văn đẹp và sáng. Tùy theo hợp đồng, da trăn được chia ra làm ba loại tùy theo kích cỡ. Nhờ có nguồn trăn dồi dào nên bình quân mỗi tháng anh Thai đã lột và sơ chế từ 200 đến 300 tấm da trăn để giao cho các công ty xuất khẩu. Ngoài bán da trăn, anh còn bán được thịt trăn, mỡ trăn và mật trăn.
Từ hiệu quả trên, anh Thai đã liên kết với nhiều trại chăn nuôi và các hộ nuôi gia đình để hợp đồng cung ứng con giống và thu mua lại trăn thịt với giá thỏa thuận, tạo điều kiện cho nhiều nông dân tăng thêm thu nhập. Anh Thai khẳng định, ở vùng Bảy Núi – An Giang và các vùng có nhiều chuột đồng, nuôi trăn là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao nhất. Thường nuôi trăn ít gặp dịch bệnh, công chăm sóc nhẹ và không cần đến diện tích lớn.
Thuận lợi lớn nhất hiện nay là người nuôi được Chi cục Kiểm lâm hướng dẫn thủ tục đăng ký gây nuôi và cấp giấy phép vận chuyển, bảo đảm tính hợp pháp. Về đầu ra, người nuôi sẽ được thương lái đến tận nhà thu mua với giá thỏa thuận, không còn sợ cảnh tranh mua tranh bán như thuở nào.
Có thể bạn quan tâm

Kể từ ngày 10/02/2015, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTN.

Theo Thông tư, việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra;

Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2014 (theo gia hiện hành) của tỉnh là 42.261 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó riêng trong lĩnh vực thủy sản chiếm 35,37% giá trị toàn ngành với tổng diện tích thả nuôi là 68.400 ha, đạt 100,6% kế hoạch trong đó tôm nước lợ là 53.096 ha.

Trong không khí rộn ràng đón mừng xuân mới Ất Mùi, với nhiều câu chuyện vui buồn trong sản xuất - đời sống năm qua, bà con nông dân sẽ không quên bàn luận nhiều vấn đề về nuôi trồng thủy sản và mơ ước có được những vụ tôm nuôi thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao trong năm 2015.

Theo ông Tiến, trong năm 2014, xã đã lập được 2 tổ, đội đoàn kết KTTS trên biển với hơn 10 tàu cá tham gia. Các tổ, đội này hoạt động theo quy chế thống nhất được cấp trên ban hành. Đáng mừng là ngư dân tham gia các tổ, đội đoàn kết KTTS đã phối hợp với nhau khá hiệu quả trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, cũng như hỗ trợ nhau trong phòng chống thiên tai, rủi ro tai nạn trên biển.