Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Nuôi Chim Yến

Nghề Nuôi Chim Yến
Ngày đăng: 20/02/2014

Chim yến (CY) xuất hiện ở Bến Tre khá lâu nhưng nhiều người không quan tâm. Hiện nay, phong trào nuôi CY đang phát triển, trên 23 cơ sở, với khoảng 10.000 CY, vì nhu cầu sử dụng tổ yến và lợi nhuận khá cao.

Theo giới kinh doanh sản phẩm từ CY, tổ yến ở Việt Nam (trong đó có Bến Tre) thuộc loại CY tổ trắng C.fuciphaga nên giá trị thương mại của tổ yến cao hơn 200% so với tổ của các loài CY tổ đen C.maxima ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanca…

Có hai dạng nuôi

Nuôi CY không tốn đầu tư về thức ăn, bởi CY ăn côn trùng trên trời và uống sương cũng trên trời. CY không bao giờ uống nước sông, ao, hồ, kênh rạch... Tổ yến thu về có khi đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm (tùy theo diện tích nuôi). Từ đó, xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở nuôi CY tại Bến Tre. Nuôi CY ngày nay có hai dạng: sử dụng nhà kín bỏ lâu không ai ở hoặc đang ở nhưng trên cao có tầng tối không ai lui tới; dạng thứ hai là xây nhà mới chuyên dụng để nuôi CY.

Anh Nguyễn Huy Minh ở khu phố 2, thị trấn Bình Đại cho biết: Nơi tôi nuôi CY là nhà hát bỏ lâu không sử dụng. Năm 2009, tôi phát hiện có CY bay ở khu phố này, thế nên đầu tư hệ thống phát tiếng kêu của CY. Qua tiếng kêu từ máy phát, đến nay dẫn dụ khoảng 500 con CY đến ở được gần 100 tổ. Mỗi tổ nặng trung bình 10g”.

Còn bà Hồ Thị Y ở ấp 1, xã Bình Thới (Bình Đại) thì nuôi CY trong nhà mới. Năm 2012, bà Y đầu tư khoảng 1 tỷ đồng xây nhà chuyên dụng để nuôi CY. Bà Y cho biết đi nhiều nơi thấy người ta nuôi CY khá thành công, lợi nhuận rất cao nên bà mạnh dạn đầu tư nghề này. Hiện nay, bà đang thuê kỹ sư nuôi CY, đến khi thành công thì họ chuyển giao công nghệ cho bà. “Tôi đã xây nhà nuôi CY 1 trệt 3 lầu. Tầng trệt để ở, 3 tầng lầu để nuôi CY, được khoảng 100 con nhờ có máy phát tiếng kêu để dẫn dụ, chưa thu hoạch. Ban đêm phải tắt máy phát, vì chim cú bay vào ăn CY” - bà Y cho hay.

Nhà chuyên dụng nuôi chim yến của bà Hồ Thị Y, ở ấp 1 - xã Bình Thới - Bình Đại được đầu tư khoảng 1 tỷ đồng.

Anh Thái (con của bà Y) cho biết thêm: Tôi làm vách đứng để CY bám làm tổ bằng những loại gỗ không gây mùi, không sinh nấm mốc. CY rất kỵ mùi và nấm mốc, nếu có là chúng bỏ đi hết. Các thanh gỗ nên làm thành ô vuông để CY dễ làm tổ. Không những thế, còn phải gắn tổ giả để CY tưởng tổ thật mà tự tin vào làm tổ. Hiện có một số cơ sở sử dụng mùi hương để dẫn dụ CY, chúng ta không nên áp dụng vì có khi CY không chịu mà bỏ đi”.

Không cần ven biển, sâu vào đất liền trên 50km vẫn nuôi được CY. Tại TP. Bến Tre có hơn 10 hộ nuôi CY từ 50 đến hơn 2.000 con. Anh Nguyễn Văn Thoa ở phường 1 đang nuôi trên 2.000 con CY. Anh Thoa cho biết, tôi tận dụng Rạp Đồng Khởi bỏ không, để nuôi CY vì trước năm 2012 tôi thấy CY đã có ở và đóng tổ trong rạp.

“Tận dụng nhà cũ để nuôi CY là hiệu quả cao nhất, vì không tốn kinh phí xây dựng nhà mới chuyên dụng để nuôi CY, chỉ tốn gỗ làm thành để CY đóng tổ và hệ thống loa, máy phát tiếng giả CY. Đầu tư dạng này chỉ khoảng 30-60 triệu đồng (nhưng cũng tùy theo diện tích)” - anh Thoa nói.

“Ví dụ, trong Rạp Đồng Khởi khoảng 500m2, thì CY chỉ ở 100m2. Trong 100m2 này, ta bố trí 30 loa ru (tiếng kêu nho nhỏ) và 2 loa ngoài trời phát lớn để dẫn dụ CY khác vào. Tiền mua đầu đĩa, amply, 32 cái loa như đã nêu chỉ khoảng 4 triệu đồng” - anh Thoa cho biết thêm.

Dinh dưỡng và chất lượng

Hiện nay, tổ yến của Bến Tre được giới kinh doanh tổ yến đánh giá cao về chất lượng. Tổ yến của Bến Tre được chế biến ra nhiều sản phẩm rất có lợi cho sức khỏe con người. Đó là các sản phẩm: súp yến sào, chè tổ yến, súp bí với tổ yến + thịt cua, tổ yến hầm đu đủ, tổ yến hầm sữa trứng, nước yến cao cấp, nước yến nhân sâm… Theo bác sĩ Trần Văn Ân - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu, trong tổ yến có rất nhiều dinh dưỡng vì tổ yến được làm từ nước dãi của chim yến.

Những dinh dưỡng đó là: acid sialic, hexosamine, hexose, deoxyexose, khoáng vi lượng (canxi, sắt, kali, phosphor, magne), glucosamin thiên nhiên (yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp). Thành phần đạm của tổ yến chủ yếu là dạng hòa tan, dễ hấp thu, amide, humin, arginine, cystine, histidine, lysine... chiếm tỷ lệ lớn. “Giới y học đã nghiên cứu gần cho thấy trong tổ yến có chứa chất epidermal growth factor - EGF.

Chất này giúp tăng trưởng biểu bì. Tổ yến giúp trị các chứng ho kéo dài, hen suyễn, bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng. Trong tổ yến có chất mitogen-MSF-EGF giúp làn da chậm lão hóa, da mềm và tươi sáng hơn” - bác sĩ Ân cho biết.

Hiện nay đang vào mùa cúm gia cầm, các cơ sở nuôi CY trong toàn tỉnh phải nghiêm túc thực hiện Thông tư 35/2013 qui định tạm thời về quản lý nuôi CY.

Theo đó, các cơ sở tập trung thực hiện vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh trên CY. Chất thải từ việc nuôi CY phải được thu gom, tiêu độc, khử trùng. Nếu có hiện tượng chim chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y để xử lý” - (Ông Trần Quang Thái - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh).


Có thể bạn quan tâm

Trồng Ớt Trên Bờ Ruộng Có Lợi Nhuận Cao Trồng Ớt Trên Bờ Ruộng Có Lợi Nhuận Cao

Bà Thức cho biết, vì trồng thử nên bà không quan tâm lắm đến việc phòng trị bệnh cho ớt, nhưng tính toán lại, tổng cộng diện tích bờ ruộng khoảng 2 công, cả vụ ít nhất cũng thu hoạch được 200kg ớt/công, hiện giá bán là 20.000 đồng/kg, bà sẽ thu về hơn 10 triệu đồng. Bà Thức chia sẻ “Hôm vừa rồi trồng mùa thuận thì thấy trái dữ lắm, giá 15 ngàn/kg trở lên thì thấy có ăn”.

27/11/2014
Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.

24/06/2014
Nguy Cơ Chuột Gây Hại Trên Trà Lúa Đông Xuân 2014 - 2015 Nguy Cơ Chuột Gây Hại Trên Trà Lúa Đông Xuân 2014 - 2015

Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.

27/11/2014
Vụ Bắp Bị Ảnh Hưởng Nắng Nóng Vụ Bắp Bị Ảnh Hưởng Nắng Nóng

Mùa mưa năm nay đến muộn hơn nên lịch xuống giống các cây trồng cạn ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu sử dụng nước mưa như cây bắp lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà bắp tỉa đón mưa tại khu vực này mọc không đều, bị chết cây, héo lá; việc bón phân định kỳ không thực hiện được.

24/06/2014
Sản Xuất Rau Màu Sạch Sản Xuất Rau Màu Sạch

Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.

27/11/2014