Nghề Nuôi Chim Trĩ Đỏ Của Gia Đình Ông Bảy

Ông Nguyễn Tiến Bảy, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình - Bắc Ninh) mới đưa chim trĩ đỏ vào chăn nuôi. Qua thời gian thử nghiệm đã cho hiệu quả, mở hướng phát triển kinh tế cho gia đình ông và nhiều người dân trong vùng.
Từ sự yêu thích loài chim hoang dã có ngoại hình đẹp, ông Bảy được một người anh họ cho bộ chim trĩ đỏ về nuôi làm cảnh và nhận thấy giống chim trĩ đỏ rất dễ chăm sóc, khả năng chống chọi với môi trường tốt, không bị mắc dịch bệnh lại ăn ít, tận dụng được các loại thức ăn trong gia đình như: Thóc, gạo, ngô, các loại rau xanh…
Tháng 4 năm 2013, ông đầu tư 5 triệu đồng mua 1 con chim trĩ đực và 4 con mái về làm giống. Ông học hỏi kỹ thuật chăm sóc chim trĩ qua internet và áp dụng vào chăn nuôi tại gia đình. Chim trĩ có đặc điểm sinh đẻ liên tục từ tháng 2 đến tháng 10 trong năm, nhưng chim trĩ mẹ không còn nhớ bản năng ấp trứng, do đó, những quả trứng của chim trĩ, ông Bảy nhờ gà mẹ ấp và nở hiệu quả đến 80%. Mỗi con mái trưởng thành có thể đẻ từ 80-120 trứng liên tục trong vòng 3 tháng.
Ông Bảy cho biết: Chim non cũng giống như gà, đặc biệt chú ý trong 1 tháng đầu thì cho chim trĩ non uống nước sôi để nguội và cho ăn cám gà con sau 3 tháng mới cho ăn ngô, thóc, rau các loại. Chuồng nuôi đơn giản có thể tận dụng tre, nứa, quây lưới kín để chim không bay ra ngoài, mái bằng tấm lợp, sàn được trải bằng cát…
Sau 8 tháng nuôi, đến nay hai chuồng chim trĩ của gia đình ông đã lên tới 100 con, ông vừa bán 40 con giống thu được 25 triệu đồng. Chim trĩ nuôi từ 6 đến 8 tháng là tới kỳ sinh đẻ, 1 chim trĩ con mới nở có giá 100.000 đồng; từ 2,5-3 tháng tuổi là 400.000-500.000 đồng, loại 6 tháng trở lên gần 1 triệu đồng, loại đang thời kỳ đẻ trứng gần 1,5 triệu đồng. Chim trĩ đực trưởng thành nặng khoảng 2 kg, con mái từ 1,5-1,7kg, mỗi kg thịt chim trĩ có giá từ 250-300 nghìn đồng, một quả trứng chim trĩ có giá từ 45.000-50.000 đồng.
Ông Bảy cho biết thêm: Đối với giá trị dinh dưỡng thì thịt chim trĩ có hàm lượng protein cao, giàu các loại vitamin. Đặc biệt trứng và thịt chim trĩ có dinh dưỡng rất tốt để bồi bổ cho trẻ em suy dinh dưỡng và các bà mẹ mới sinh.
Sau thời gian đầu nuôi chim trĩ, ông nhận thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt bởi tính ưu việt của giống chim và cách chăm sóc cũng đơn giản, thức ăn cho chim không tốn kém như chăn nuôi gà song đem lại lợi nhuận cao. Theo dự tính của ông, với quy mô nuôi lớn hơn, hiệu quả từ việc nuôi chim trĩ sẽ tăng. Qua mô hình nuôi chim trĩ đỏ của gia đình ông đã có nhiều người từ trong và ngoài tỉnh đến học tập kinh nghiệm và mua chim trĩ đỏ về làm giống.
Hiện tại với nhu cầu của thị trường ngày một gia tăng, nuôi chim trĩ đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông Bảy.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2014, ngư dân tỉnh Tiền Giang đã vượt qua khó khăn do thời tiết, bão lốc và những bất lợi trên biển, tổ chức bám ngư trường, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ... đã khai thác được trên 88.000 tấn hải sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đạt 100,42% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 0,58% so cùng kỳ năm trước.

Vào tháng 10, giá sầu riêng bắt đầu tăng giá cao trên 60.000 đồng/kg, đặc biệt vào những ngày tháng 11 giá sầu riêng cao kỷ lục, thương lái đến tận vườn mua sầu riêng Ri 6 và Mongthong trên 100.000 đồng/kg, người dân rất phấn khởi.

Ông Lê Văn Mãnh, ngụ ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ (Tân Phước) vui mừng vì vừa thu hoạch 3.000 m2 khoai mỡ trúng giá. Tại thời điểm này thương lái đến tận ruộng mua với giá 14.000 đồng/kg. Năng suất đạt 3 tấn/1.000 m2, thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Còn lại 2.000 m2 trồng sau, cũng sắp cho thu hoạch.

Là đơn vị tham gia liên kết sản xuất lúa từ nhiều năm nay và cũng là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo có quy mô lớn nhất của tỉnh hiện nay, Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) đã triển khai chương trình liên kết sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2014 - 2015 với nhiều điểm mới. Ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Tigifood cho biết, điểm mới thứ nhất là quy mô diện tích được ký hợp đồng liên kết sản xuất lúa được mở rộng chưa từng có.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP phân tích thêm: “Nhu cầu vẫn tiếp tục rất lớn. Nhưng khi các nước nhập khẩu họ có đa dạng nhà cung cấp, chúng ta phải tính đến xu thế phải đảm bảo các tiêu chí. Tôi muốn nói ở đây là cạnh tranh phải bằng chất lượng mới duy trì được mức tăng trưởng, duy trì được hàm lượng giá trị gia tăng”.