Nghề nuôi cá lồng biển ở Hải Minh gặp khó khăn

Từ giữa tháng 5.2015 đến nay, các hộ nuôi cá lồng trên biển tại Hải Minh (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng - TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định) gặp nhiều khó khăn do cá nuôi bị dịch bệnh chết và giá cá duy trì ở mức thấp. Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng, hiện ở Hải Minh có 86 hộ nuôi cá lồng biển, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi (nhiều nhất là cá chẽm, cá hồng, cá bớp, cá mú…), tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014.
Giá cá chẽm hiện ở mức 85.000 đồng/kg, giảm 45.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Giá các loại cá khác cũng giảm, cá mú khoảng 240 ngàn - 250 ngàn đồng/kg, giảm 30.000 - 40.000 đồng/kg; cá hồng 160 ngàn đồng/kg, giảm 15.000 - 25.000 đồng/kg...
Được biết, nuôi cá lồng trên đầm Thị Nại là nghề chính của người dân thuộc tổ 46 KV 9 - Hải Minh, hộ nuôi ít cũng từ 4.000 - 5.000 con cá các loại, hộ nuôi nhiều khoảng hơn 10.000 con. Hàng năm, các hộ nuôi cá lồng biển ở Hải Minh cung ứng cho thị trường khoảng 50 tấn cá các loại, chủ yếu là cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn. Với giá cá nuôi hạ thấp, người nuôi không có lãi bao nhiêu, đời sống của bà con gặp không ít khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 1 tháng nay, giá vịt thịt liên tục giảm. Điều này khiến người chăn nuôi trên địa bàn TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” bán không được, nuôi tiếp thì càng lỗ thêm.

An toàn dịch bệnh và vấn đề thú y đang là điểm “nghẽn” khiến cho Việt Nam không xuất khẩu được thịt cho dù chúng ta có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng thứ 2 Châu Á và nằm trong Top 10 của thế giới.

Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) vừa cho biết, tuần qua, giá cà phê trong nước có xu hướng giảm theo thị trường thế giới.

Kết quả xét nghiệm lô heo tại một lò giết mổ “lậu” ở Gò Vấp (TP.HCM) cho thấy heo đã được người chăn nuôi cho sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng tới khả quan hơn, tăng trưởng ổn định hơn kể từ quý IV/2015 và kéo dài đến quý I/2016.