Nghề Chè Làng Khuôn

Sản phẩm chè khô của các hộ sản xuất, chế biến chè ở làng nghề chè Khuôn, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, đều được đại lý nhà anh Nguyễn Văn Thư và một số đại lý trong làng thu mua. Chính vì đầu ra ổn định nên nguồn thu nhập của người sản xuất và chế biến chè ở khu Khuôn luôn được đảm bảo.
Chị Phùng Thị Hoan - người làm chè ở khu Khuôn cho biết: “Từ khi làng nghề có dịch vụ thì quy mô sản xuất ngày càng phát triển mạnh, sản phẩm tiêu thụ nhanh, người dân làm đến đâu bán hết đến đó”. Còn anh Thư tâm sự: Thấy lợi thế về nguồn nguyên liệu, giữa làng chè có nhiều gia đình sản xuất và chế biến, cộng với ít vốn kiến thức về chè của mình, từ năm 2000 anh bàn với gia đình mở dịch vụ thu mua chè khô.
Đến năm 2006 khi làng chè Khuôn được công nhận là làng nghề chè Khuôn thì nghề dịch vụ thu mua và chế biến chè của anh mới thực sự phát triển. Năm 2010 gia đình anh đã đầu tư trên 100 triệu đồng xây dựng hệ thống máy móc, nhà xưởng sơ chế chè khô để bán cho các tư thương đến từ Thái Nguyên và Hà Nội, hàng năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Làng nghề chè Khuôn hiện có gần 60% các hộ sản xuất và chế biến chè. Xác định cây chè là một trong những mũi nhọn phát triển KT - XH ở địa phương và nguồn lợi từ sản xuất và chế biến chè mang lại là rất lớn, với tổng thu nhập về chè hàng năm trên 3 tỷ đồng, trong những năm qua xã Sơn Hùng đã có nhiều biện pháp khuyến khích như tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức KHKT về chè và hỗ trợ cơ chế chính sách vay vốn cho người dân trên địa bàn nói chung và người làm chè nói riêng để các hộ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất chè phát triển bền vững.
Đặc biệt trong năm 2013 địa phương đã dành hơn 70 triệu đồng từ nguồn vốn và phát triển nông thôn mới để hỗ trợ các hộ đầu tư và nâng cấp các thiết bị máy móc từ đó người làm nghề vươn lên làm giầu.
Ông Nguyễn Công Long - Chủ nhiệm làng nghề chè Khuôn cho biết: Trước đây đời sống nhân dân còn rất khó khăn, kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đơn thuần. Từ khi làng nghề chè phát triển mạnh, đời sống của người dân trong làng được nâng lên rõ rệt. Từ ăn mặc, ở và đồ dùng, tiện nghi trong mỗi gia đình đều thay đổi.
Tuy nhiên theo những hộ dân làm dịch vụ thu mua chè khô cho biết ngoài những thuận lợi còn có những khó khăn nhất định, đặc biệt là nguồn vốn, do đó mong muốn các cấp, các ngành sớm ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho người làm chè mở rộng quy mô sản xuất và phát triển bền vững góp phần xóa nghèo, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Nghề chăn nuôi heo đang đối mặt với nhiều rủi ro. Trong lúc khó khăn kéo dài, giá heo hơi tiếp tục lao dốc, người chăn nuôi đành chọn giải pháp giảm số lượng heo nhằm đảm bảo nguồn vốn...

Với 0,6 ha mặt nước nuôi cá giống và cá thịt, mỗi năm xuất bán hơn 24 tấn cá thương phẩm và hơn 2 triệu con cá giống, ông Hồ Bá Quang, ở tổ 18, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành triệu phú, với thu nhập hàng năm 700 triệu đồng

Trong những năm gần đây, tình trạng nông dân và doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản xảy ra phổ biến, trong đó người nông dân luôn chịu nhiều thiệt thòi. Bên cạnh đó, hầu hết nông dân phải bán đổ bán tháo lúa mới vừa gặt, thậm chí bán cả lúa non để trang trải nợ nần. Mô hình cánh đồng mẫu lớn là lời giải cho bài toán rối rắm này.

Hiện tỉnh Trà Vinh có trên 100 ha nuôi cá tra xuất khẩu (trong đó, có 15 ha của Công ty TNHH thủy hải sản Sài Gòn MêKông được công nhận đạt chuẩn Global GAP), với sản lượng đạt hơn 20.000 tấn cá thương phẩm

Anh Trịnh Thanh Phong, 42 tuổi ở thôn Tân an, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận thu hoạch ốc hương bằng máy hút ốc.