Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Chè Làng Khuôn

Nghề Chè Làng Khuôn
Ngày đăng: 22/10/2014

Sản phẩm chè khô của các hộ sản xuất, chế biến chè ở làng nghề chè Khuôn, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, đều được đại lý nhà anh Nguyễn Văn Thư và một số đại lý trong làng thu mua. Chính vì đầu ra ổn định nên nguồn thu nhập của người sản xuất và chế biến chè ở khu Khuôn luôn được đảm bảo.

Chị Phùng Thị Hoan - người làm chè ở khu Khuôn cho biết: “Từ khi làng nghề có dịch vụ thì quy mô sản xuất ngày càng phát triển mạnh, sản phẩm tiêu thụ nhanh, người dân làm đến đâu bán hết đến đó”. Còn anh Thư tâm sự: Thấy lợi thế về nguồn nguyên liệu, giữa làng chè có nhiều gia đình sản xuất và chế biến, cộng với ít vốn kiến thức về chè của mình, từ năm 2000 anh bàn với gia đình mở dịch vụ thu mua chè khô.

Đến năm 2006 khi làng chè Khuôn được công nhận là làng nghề chè Khuôn thì nghề dịch vụ thu mua và chế biến chè của anh mới thực sự phát triển. Năm 2010 gia đình anh đã đầu tư trên 100 triệu đồng xây dựng hệ thống máy móc, nhà xưởng sơ chế chè khô để bán cho các tư thương đến từ Thái Nguyên và Hà Nội, hàng năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Làng nghề chè Khuôn hiện có gần 60% các hộ sản xuất và chế biến chè. Xác định cây chè là một trong những mũi nhọn phát triển KT - XH ở địa phương và nguồn lợi từ sản xuất và chế biến chè mang lại là rất lớn, với tổng thu nhập về chè hàng năm trên 3 tỷ đồng, trong những năm qua xã Sơn Hùng đã có nhiều biện pháp khuyến khích như tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức KHKT về chè và hỗ trợ cơ chế chính sách vay vốn cho người dân trên địa bàn nói chung và người làm chè nói riêng để các hộ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất chè phát triển bền vững.

Đặc biệt trong năm 2013 địa phương đã dành hơn 70 triệu đồng từ nguồn vốn và phát triển nông thôn mới để hỗ trợ các hộ đầu tư và nâng cấp các thiết bị máy móc từ đó người làm nghề vươn lên làm giầu.

Ông Nguyễn Công Long - Chủ nhiệm làng nghề chè Khuôn cho biết: Trước đây đời sống nhân dân còn rất khó khăn, kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đơn thuần. Từ khi làng nghề chè phát triển mạnh, đời sống của người dân trong làng được nâng lên rõ rệt. Từ ăn mặc, ở và đồ dùng, tiện nghi trong mỗi gia đình đều thay đổi.

Tuy nhiên theo những hộ dân làm dịch vụ thu mua chè khô cho biết ngoài những thuận lợi còn có những khó khăn nhất định, đặc biệt là nguồn vốn, do đó mong muốn các cấp, các ngành sớm ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho người làm chè mở rộng quy mô sản xuất và phát triển bền vững góp phần xóa nghèo, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Giá Heo Tăng, Người Nuôi Gầy Lại Đàn Giá Heo Tăng, Người Nuôi Gầy Lại Đàn

Hơn tháng qua, giá heo hơi trên thị trường Phú Yên liên tục tăng, nhiều hộ chăn nuôi gầy lại đàn giống để ổn định đàn heo thịt chuẩn bị cho vụ heo tết sắp tới.

09/09/2013
Tiêm Vắc Xin Cho Cá Tra Tiêm Vắc Xin Cho Cá Tra

Cá tra là đối tượng được nuôi phổ biến ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, đóng góp lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.

10/09/2013
Sản Xuất Hơn 1 Tỷ Con Giống Thủy Sản/năm Sản Xuất Hơn 1 Tỷ Con Giống Thủy Sản/năm

Trong 5 năm qua (2008 - 2013), sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn thành phố Hải Phòng đạt bình quân 49.789 tấn, tăng bình quân 4,53%/năm. Sản xuất giống thủy sản của thành phố phát triển mạnh, cung ứng cho nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Hằng năm, Hải Phòng sản xuất hơn 1 tỷ con giống thủy sản, trong đó, có nhiều giống thủy sản có giá trị, chất lượng cao như cua biển, tôm rảo, tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cá Giò, cá Song.

10/09/2013
Trồng Chè Dưới Tán Điều Trồng Chè Dưới Tán Điều

Hội LHPN thị trấn Đạm Ri (Đạ Huoai, Lâm Đồng) là 1 trong 3 tập thể được Hội Phụ nữ Lâm Đồng biểu dương về điển hình tập thể làm kinh tế giỏi. Nét độc đáo của mô hình này là sự thử nghiệm thành công của những người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, trồng chè dưới tán điều đã mang lại thành công ngoài mong đợi.

10/09/2013
Trồng Rau Kiếm Bạc Tỷ Trồng Rau Kiếm Bạc Tỷ

Một số người cho rằng nhiều đất và nhiều vốn mới có thể làm giàu. Song ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), có những nông dân ít đất, ít vốn nhưng nhờ nắm vững kỹ thuật trồng rau, họ vẫn trở nên khá giả.

11/09/2013