Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề câu cá biển ở Phước Diêm Ninh Thuận

Nghề câu cá biển ở Phước Diêm Ninh Thuận
Ngày đăng: 30/09/2015

Anh Phạm Văn Lẹt, thôn Lạc Tân 2, có thâm niên hơn 30 năm trong nghề câu cá biển, cho biết:

Để làm nghề này chỉ cần mua loại ghe máy 2 hoặc ghe máy D24 với chiều dài từ 9 - 10m, đã qua sử dụng có giá khoảng 40 triệu đồng, còn đóng mới thì khoảng 100 triệu đồng.

Nghề câu cá biển ở Phước Diêm.

Mặc dù chi phí đầu tư thấp nhưng nghề này rất vất vả nên hiện nay chỉ có hơn 30 chiếc ghe làm nghề câu cá biển thôi. Anh cho biết thêm, để chuẩn bị một chuyến ra khơi để câu cá biển như cá thu (mùa vụ từ tháng 9, 10, tháng Giêng hàng năm) thì cần những đồ dùng cần thiết cho như:

Thức ăn, nước uống, 20 - 30 lít dầu để chạy máy, máy định vị, các dụng cụ câu như lưỡi lò xo, cước và mồi câu như cá rựa, cá bạt má hoặc cá nhồng tươi cắt lát khoảng 30 - 35 phân được muối đá bảo quản cho tươi… chi phí hơn 800.000 đồng.

Đối với nghề câu cá biển thì ngư dân bắt đầu câu từ lúc 6 giờ sáng đến 15 giờ chiều, khoảng 18 giờ chạy vào bờ bán cá. Địa điểm câu là nơi có sóng cao khoảng 1,5m, độ sâu nước biển 20 - 25m đã được định vị tọa độ bằng máy định vị…

Với giá dao động của các loại cá câu, tươi như cá thu 140.000 - 180.000 đồng/kg, cá bóp 120.000 - 160.000 đồng/kg, cá gáy 90.000 - 120.000 đồng/kg, cá mú đen 170.000 - 190.000 đồng/kg; mú bịp 230.000 - 250.000 đồng/kg; mú đỏ 350.000 - 380.000 đồng/kg thì sau 1 ngày ra khơi ngư dân cũng kiếm được vài triệu đồng.

Tuy nhiên, do đặc thù của từng loại cá biển có sản lượng theo mùa nên thu nhập của ngư dân theo nghề này cũng khá bấp bênh.


Có thể bạn quan tâm

Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

24/05/2013
Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.

24/05/2013
Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.

24/05/2013
Nuôi Cua Biển Nuôi Cua Biển

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.

25/05/2013
Nâng Cao Đời Sống Nhờ Mô Hình Chuyển Đổi Nâng Cao Đời Sống Nhờ Mô Hình Chuyển Đổi

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

25/05/2013