Nghề cắt hom tràm thuê

Bà theo chồng từ Thái Bình vào vùng đất Vĩnh Cửu đã hơn 20 năm. Do không có đất đai, cả 2 ông bà đều gắn bó với công việc làm thuê để nuôi các con. Đến khi ông mất, 3 người con đã lập gia đình riêng, bà sống chung với con gái út cũng làm nghề cắt hom tràm thuê.
Mặc dù các con đều khuyên bà nghỉ ngơi, nhưng bà lại tìm thấy được niềm vui trong công việc dù có đôi chút cực nhọc vì phải đứng suốt mấy tiếng giữa trời nắng. Trung bình mỗi ngày bà Vẻ làm khoảng 6 tiếng và cắt được 4-5 bó (mỗi bó 100 hom), được trả công khoảng 50-60 ngàn đồng, đủ cho một người già tiêu dùng, ăn uống.
Có thể bạn quan tâm

Sự việc sản phẩm nấm của người dân Yên Thành (Nghệ An) sản xuất ra không bán được một lần nữa phản ánh một thực trạng, chuỗi quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp hiện còn đang tồn tại nhiều hạn chế.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Hải trở về quê hương (xóm 10, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) và nung nấu ý chí thay đổi cuộc đời. Sau khi nghiên cứu, nhận thấy giống cam Bù rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, anh quyết định đầu tư trồng loại cây này. Cái tên “Hải cam” cũng xuất hiện từ đó.

Vài năm trở lại đây, nông dân xã Bắc Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đã áp dụng nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công. Trong đó, mô hình đưa cây cà chua vào trồng trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều thanh long Việt Nam nhất, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2013. Song theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), Trung Quốc đang tiến hành trồng thanh long quy mô lớn và đe dọa trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long Việt Nam.

Dù đã có trong tay tấm bằng đại học nhưng khác với bạn bè cùng trang lứa, Phạm Minh Tùng ở ấp Trường Thuận, xã Sông Thao (Trảng Bom - Đồng Nai) lại lập nghiệp bằng nghề trồng hoa, cây cảnh và lựa chọn cây mai vàng để thực hiện ước mơ của mình. Hiện, anh đã có hơn 200 gốc mai cổ thụ, đem lại cho gia đình nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.