Nghề Cào Hến Tạo Thu Nhập Cho Người Dân Các Xã Vùng Sâu

2 năm gần đây, nghề cào hến thu hút nhiều người dân các xã vùng sâu của huyện Tam Nông tham gia bởi công việc cho thu nhập khá.
Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.
Hến chưa luộc giá dao động từ 3.000 - 5.000 đồng/kg; còn thịt hến giá trên dưới 25.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình anh Nam thu nhập khoảng 200.000 đồng/ngày. Nhờ nghề cào và luộc hến nên vợ chồng anh Nam có thêm nguồn thu nhập để trang trải chi phí và nuôi 2 con ăn học...
Có thể bạn quan tâm

Kịp thời nắm bắt cơ hội, bù đắp vào sản lượng tôm sụt giảm tại nhiều nước do dịch bệnh, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tôm và lần đầu tiên, tôm thẻ chân trắng đã “lột xác” ngoạn mục, vượt tôm sú cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu.

Ngày 7/1, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) công bố 2 tỉnh Lạng Sơn, Phú Yên hiện có dịch lở mồm long móng (LMLM) chưa qua 21 ngày.

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh Bình Phước đang tích cực tái đàn, chăm sóc gia súc, gia cầm (GSGC) để phục vụ tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Điều đáng mừng với người chăn nuôi là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá GSGC đang tăng trở lại.

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có hơn 15.000 ha cây khóm với sản lượng khoảng 250 ngàn tấn/năm và là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích cây khóm. Thời gian qua, nhờ sự cần cù lao động và áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật nên nông dân huyện Tân Phước đã trồng khóm đạt năng suất, chất lượng cao, làm thay đổi diện mạo một vùng đất "rốn lũ - rốn phèn".

Bén rễ trên miền đất đỏ cao nguyên đã mấy chục năm nay và cây dâu con tằm đã trải qua bao nhiêu thăng trầm nhưng những cư dân nơi đây vẫn duy trì nó như gìn giữ một nghề truyền thống của tổ tiên xưa.