Nghệ An: Vụ Cà Phê Thắng Lợi Kép

Dịp niên vụ cà phê 2011-2012 vừa kết thúc, chúng tôi tới thăm một số nông trường thuộc Cty TNHH MTV Cà phê Cao su Nghệ An. Vui, vì đi tới đâu cũng thấy nông trường viên hồ hởi, bởi đây là vụ cà phê được mùa, được giá nhất từ trước tới nay.
Con đường từ QL 15A đi vào đội Phú Tân thuộc NT Tây Hiếu 1, dài độ 3 km đã được nhựa hoá rộng như QL 1A, hai bên là những vườn cà phê xanh mướt. Ngay đầu làng là một cổng chào được trang trí trang nghiêm với biển hiệu Làng Văn hoá. Tiếp chuyện với chúng tôi, Đội trưởng Bùi Văn Dũng hồ hởi: Đội Phú Tân có 153 hộ công nhân được giao 250 ha đất canh tác, trong đó có một nửa là cây cà phê chè. Trồng cà phê không sợ đói, nhưng cũng gặp phải khó khăn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, bởi người lao động phải biết cánh chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, đến thời kỳ cà phê khép tán ra hoa đậu quả thì phải chăm lo công tác cắt lá tỉa cành, tạo nhánh…
Khó, nhưng khi cà phê đã bước vào kỳ thu hoạch thì ngày nào cũng có tiền tiêu rủng rỉnh. Làng công nhân chúng tôi giàu lên cũng là nhờ vào cây cà phê cả. Riêng năm nay thì nhà ai cũng mừng vui như đánh trống mở cờ, vì đây là một vụ cà phê đại thắng. Bởi mỗi ha thu hoạch thấp nhất cũng đạt 17-18 tấn quả tươi, giá Cty thu mua tính cho cả vụ 7.200đ/kg. Như vậy mỗi ha cà phê đã cho thu nhập 120-130 triệu đồng. Anh Dũng bảo đó là tính mức thấp, chứ nhiều nhà năng suất cà còn đạt cao hơn, như hộ ông Nguyễn Thế Dương đạt 21,6 tấn quả tươi/ha, thu được gần 160 triệu đồng/ha. Gia đình chị Bùi Thị Hoa trồng 0,5 ha đã thu được 10,5 tấn, như vậy năng suất đã đạt 21 tấn/ha…
Đến đội Hưng Nam, anh Võ Ngọc Sơn cho biết: "Tôi làm gián tiếp trên NT, ở nhà vợ tôi là Nguyễn Thị Phượng nhận khoán 0,75 ha trồng cà phê chè. Bình quân hằng năm năng suất đạt 15-17 tấn/ha, giá năm ngoái Cty thu mua 5.000đ/kg. Thế nhưng năm nay năng suất cà của toàn đội ai cũng đạt cao, nhà chị Nguyễn Thị Hà trồng 0,95 ha, năng suất đã đạt 24,5 tấn/ha, riêng nhà tôi đã đạt 28 tấn/ha, giá cả Cty mua lại cao7.200đ/kg quả tươi, tính ra thu nhập một ha cà cũng được trên 200 triệu.
Tới NT Tây Hiếu 1, Giám đốc Nguyễn Đình Thiện cho hay: Năm nay cà phê được mùa là do người lao động chăm bón, đầu tư tương đối khá. Đặc biệt là công tác đánh nhánh, tỉa cành, các đội ở NT chúng tôi làm rất chuẩn. Thế nên năng suất được đánh giá là cao nhất vùng, niên vụ này NT Tây Hiếu 1 đã nhập cho Cty được 2.700 tấn cà phê, chiếm hơn nửa tổng sản lượng của toàn Cty. Về giá cả, Cty đã mua cao, suýt soát giá thị trường tự do, công tác thanh toán lại nhanh, gọn..."
Đánh giá về niên vụ cà phê năm 2011-2012 này, ông Nguyễn Văn Hải- Tổng Giám đốc Cty Cà phê Cao su Nghệ An phân tích: Đây là vụ cà phê được mùa, được giá nhất từ trước tới nay. Trong tổng số 5 NT do Cty quản lý, nói chung đơn vị nào cũng thực hiện tốt khâu kỹ thuật. Tất cả lượng phân bón, thuốc BVTV do NT cung ứng, hộ nhận khoán đã chăm bón, phòng trừ đúng theo liều lượng và đúng theo tiến độ qua các thời kỳ sinh trưởng của cây. Trước đây có tình trạng hộ nhận khoán còn bớt cả lượng phân bón của cây cà phê để mang đi vun trồng cho cây khác, bởi vậy năng suất cà đạt được không cao.
Về thu hoạch, mấy năm trước người lao động làm ẩu, họ chỉ chú trọng tới trọng lượng, nên cà non, cà già đều được thu hái hết. Hậu quả là hệ số chìm chín đạt thấp, như vậy giá thành sản phẩm kém. Cty thu mua theo chất lượng, nên nhiều hộ tuy sản lượng lớn nhưng thu nhập lại không bằng hộ có sản lượng thấp hơn. Hiểu ra vấn đề nên niên vụ này tất cả hộ nhận khoán đã biết chịu khó phân chia thành nhiều đợt thu hái. Nghĩa là, lần lượt họ chỉ thu hái về những lứa cà đã chín. Chính vì vậy mà vụ này các NT đã nhập về cho Cty được 4.100 tấn cà phê chè quả tươi, với hệ số thành phẩm đạt cao nhất nên Cty đã thu mua với mức 7.200đ/kg. Tính ra, mỗi ha sau khi trừ mọi chi phí thì lợi nhuận mang về cũng được 100-150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.