Ngày Đầu Thu Mua Lúa, Gạo Tạm Trữ - Giá Lúa Nhích Dần Lên

Ngày 20-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa). Người dân ĐBSCL hy vọng đây là giải pháp khắc phục tình trạng lúa hàng hóa ùn ứ trong dân, giá lúa sụt giảm khi vào vụ thu hoạch đông ken.
Theo ghi nhận của phóng viên, dọc đường nối Cần Thơ - Vị Thanh (Hậu Giang) đến chiều ngày 20-2, thương lái hoạt động khá nhộn nhịp. Nhiều thương lái đưa ghe theo các tuyến kênh cặp chân ruộng mua lúa tươi của nông dân với giá 4.200 đồng - 4.300 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 100 đồng/kg.
Trong khi đó, tại huyện Long Hồ (Vĩnh Long) giá lúa tươi IR 50404 tại ruộng được các thương lái mua với giá 4.600 đồng/kg (tăng từ 200 - 300 đồng/kg so với trước). Điều này đáng mừng nhưng chưa biết những ngày tới diễn tiến sẽ ra sao khi nông dân thu hoạch rộ.
Trong khi đó, áp lực tiêu thụ lúa hàng hóa tại Đồng Tháp cao nhất. Đồng Tháp đã thu hoạch gần 140.000 ha/208.260 ha; năng suất bình quân 6,83 tấn/ha. “Việc triển khai mua gạo nông dân rất mừng, giá lúa vọt lên từ 150 - 200 đồng/kg. Hiện giá lúa tươi IR 50404 bán tại ruộng 4.300 - 4.400 đồng/kg, lúa khô có giá 5.100 - 5.200 đồng/kg; lúa dài chất lượng cao có giá 4.600 - 4.900 đồng/kg (lúa tươi), lúa khô có giá 5.400 - 5.600 đồng/kg”, ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết.
Tại Hậu Giang, do nông dân đồng loạt thu hoạch lúa, cùng lúc có nhu cầu bán, trong khi lượng thương lái mua lúa hạn chế, nên nhiều người đã thu hoạch chưa bán được. “Nhà đã thu hoạch hơn 10 tấn lúa gần 1 tuần qua nhưng đến nay không thấy bóng dáng thương lái nào hết”, một nông dân ở vùng sâu hẻo lánh xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp cho biết.
“Khoảng 150 thương lái đã ký kết hợp đồng và ra quân mua lúa trong ngày hôm nay. Công ty đang mua gạo lức IR 50404 với giá từ 6.600 đồng - 6.700 đồng/kg, gạo dài cao hơn từ 100 - 200 đồng/kg, nếu quy ra giá lúa khoảng 5.100 đồng - 5.200 đồng/kg”, một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo ở Cần Thơ cho biết. Đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp trực thuộc VFA. Như vậy giá thực tế ở một số nơi, thương lái mua lúa hiện nay dưới mức giá 5.000 đồng/kg.
“Cần cơ chế giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp trực thuộc VFA được giao chỉ tiêu mua tạm trữ lúa, gạo có mua với mức giá đảm bảo lợi nhuận tối thiểu 30% cho nông dân hay không” - một lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đề xuất.
Có thể bạn quan tâm

17 hộ nuôi cá lồng trên dòng Kênh Than - nơi giao nhau với vịnh Nghi Sơn, thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đang đứng ngồi không yên bởi hiện cá chết hàng loạt. Mấy ngày qua, có người đã phát ốm vì thất thu hàng trăm triệu đồng, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

So với thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá đậu phộng do nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) canh tác ở vùng ruộng trên giảm gần 100.000 đồng/giạ (tương đương 40 lít).

Những ngày cuối tháng 7, các vùng quê huyện Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) đang vào mùa thu hoạch bơ. Nông dân rất phấn khởi vì vụ bơ năm nay được mùa, cho thu nhập cao.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã nuôi thả 15.567ha, trong đó nuôi nội đồng 9.410ha, nuôi mặn lợ 6.159ha.

Ngành chăn nuôi tỉnh Hà Nam hiện có tổng đàn khoảng hơn bốn triệu con gia cầm và 450 nghìn con lợn; hơn 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, công suất hàng triệu tấn/năm. Ðể chăn nuôi có hiệu quả, mới đây UBND tỉnh Hà Nam đã có chủ trương thực hiện mô hình cung ứng thức ăn gia súc, gia cầm đến tận các hộ chăn nuôi với sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN và PTNT) Hà Nam, bước đầu mang lại nhiều lợi ích.