Ngành tôm Việt Nam sẽ còn nhiều trắc trở trong thời hội nhập

Hội thảo “Tác động của các FTAs đối với thương mại xuất nhập khẩu tôm Việt Nam” vừa được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Cục chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối tổ chức vào ngày 06/05/2015 tại TP Cần Thơ.
Theo ông Quang, hội nhập kinh tế quốc tế đi kèm là các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã mở ra những cơ hội mới cho DN khi thuế suất được giảm nhưng đồng thời các hàng rào kỹ tăng lên đáng kể. Song song với đó là các yêu cầu về an sinh xã hội, điều kiện sản xuất cực kỳ khó khăn…để con tôm Việt Nam đến được người tiêu dùng, DN phải tốn kém rất nhiều chi phí.
Với 8 hiệp đinh thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp thì đây sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mở rộng và tiếp cận thị trường nhưng đồng thời cũng đạt ra những thách thức mới đối với nền sản xuất hàng hóa, các rào cản phi thuế quan cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
“Đối với con tôm, có những kháng sinh chúng ta cấm trong khi đối thủ của chúng ta được sử dụng, có những kháng sinh chúng ta sử dụng hạn chế trong khi đối thủ chúng ta được sử dụng cao gấp 10 lần chúng ta. Tất cả là do thị trường nhập khẩu áp đặt. Thuế chỉ giảm 4% trong khi chi phí gia tăng thêm 20%. Rõ ràng, DN phải gánh quá nhiều thiệt thòi và rủi ro” ông Quang cho biết.
Đối với FTA Việt Nam – Hàn Quốc vừa được ký kết, ông Quang cho rằng tuy thuế xuất về 0% nhưng phải có quota, phải đấu thầu nên vô hình chung tôm Việt Nam tại thị trường này vẫn cao và rất khó cạnh tranh. “Khi đấu thầu được thì độc quyền, không đấu thầu được thì không thể nhập khẩu tôm Việt Nam. Đường nào cũng khó” ông Quang nhất mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Cty TNHH MTV Ánh Dương Sao (có trụ sở tại Q.7, TP. HCM) đã về xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức thu mua vải sớm giống U hồng để XK sang thị trường Mỹ.

Ngoài rơm phục vụ cho chăn nuôi, thì người nông dân lấy rơm để trồng nấm, nhiều chủ ruộng hiện nay cũng có nguồn thu nhập từ việc bán rơm rạ.

Người dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, Bình Định) vẫn tấm tắc khen chàng trai Ngô Tùng Sơn (25 tuổi) không chỉ bởi bản tính siêng năng ham làm mà còn bởi cách làm ăn mới lạ, hiệu quả. Ở vùng đất nghèo nhất nhì huyện này thì những thanh niên làm kinh tế giỏi như Sơn đáng để tự hào và học hỏi.

Xuất khẩu cá tra ặp bất lợi về giá và rào cản kỹ thuật, giá cá tra không ổn định làm cho người nuôi cá tra còn gặp khó khăn. Trong khi đó giá tôm thế giới giảm, chi phí đầu vào tăng cũng gây khó cho người nuôi tôm.

Nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, giúp nông dân vùng đất nhiễm mặn ven biển Gò Công ổn định sản xuất và đời sống, Tiền Giang xây dựng vùng trồng chuyên canh sơri với gần 300ha.