Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Tôm Gặp Khó Vì Thiếu Vốn

Ngành Tôm Gặp Khó Vì Thiếu Vốn
Ngày đăng: 30/06/2013

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Vũ Văn Tám cho biết, nuôi tôm hiện đang mang lại lợi nhuận cao nhất cho toàn ngành thủy sản. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm của Tổng Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT diễn ra sáng 26-6 tại Hà Nội, thứ trưởng Vũ Văn Tám cho hay sáu tháng đầu năm, ngành thủy sản trải qua giai đoạn khó khăn nhất từ trước tới nay.

Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam ngoài việc bị ảnh hưởng bởi giảm sút chung về tiêu dùng trên thế giới (nhất là thị trường EU và Hoa Kỳ) còn bị ảnh hưởng từ vụ kiện của Hoa Kỳ chống trợ cấp tôm và tăng thuế suất đánh vào mặt hàng cá tra, cá ba sa phi lê đông lạnh.

Một số thị trường khác tăng cường kiểm soát dư lượng của các hóa chất, kháng sinh cấm trong sản phẩm thủy sản…Tuy nhiên, tôm nước lợ vẫn nổi lên như một điểm sáng trong ngành thủy sản khi giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất (37%) trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tăng khoảng 4% so với năm ngoái.

Ông Bùi Đức Quý, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho biết từ đầu năm đến nay, ngành tôm Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi như diện tích nuôi tôm tăng so với cùng kỳ năm ngoái, Nhật Bản - thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, đã dỡ bỏ việc kiểm tra 100% chất Trifluralin đối với với con tôm Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tôm nước ta thâm nhập vào thị trường này.

Tuy nhiên, cũng theo ông Quý, tình trạng dịch bệnh từ năm 2012 kéo sang năm 2013 khiến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, tại nhiều địa phương, nhiệt độ tăng cao, thời tiết khí hậu biến đổi thất thường đã dẫn đến tình trạng tôm chết, nghêu chết hàng loạt. Sau khi tìm ra nguyên nhân gây tôm chết, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân cách phòng trị bệnh. Đến nay, tình trạng tôm chết do đốm trắng, hoại tử gan tụy đã được hạn chế nhiều. Diện tích nuôi tôm đã tăng trở lại.

Song, theo thứ trưởng Vũ Văn Tám, người nuôi tôm vẫn khó khăn nhất là tiếp cận vốn vay. Hiện việc thế chấp từ ao đầm đã được người nuôi sử dụng nhưng việc định giá đất đã được quy định từ nhiều năm nay nên khung giá đất rất thấp, người dân vay được rất ít.

Ông Quý, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản cho hay, vụ đang đề nghị với Bộ Tài Nguyên và Môi trường nâng khung giá đất nuôi trồng thủy sản lên để người nuôi tôm có thể thế vay được với số vốn cao hơn. Bên cạnh đó, bộ cũng cần có những kiến nghị với Chính phủ nghiên cứu những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho hay năm nay là năm khó khăn nhất từ trước tới nay đối với không chỉ riêng ngành thủy sản mà còn đối với ngành nông nghiệp. Người nuôi tôm hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn nên cần phải có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc phát triển triển tôm nước lợ để tranh thủ thời cơ khi các nước trong khu vực còn đang gặp khó khăn về dịch bệnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá trị sản xuất thủy sản ước đạt trên 83.000 tỉ đồng, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 45.000 tỉ đồng, khai thác đạt trên 38.000 tỉ đồng.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 6 ước đạt 578 triệu đô la Mỹ, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 2,88 tỷ đô la Mỹ, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Giữ Rừng Cho Con Cháu Mai Sau Giữ Rừng Cho Con Cháu Mai Sau

Gặp chúng tôi, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Thanh Nưa, ông Vi Văn Nhọt phấn khởi khoe về mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng của Chi hội người cao tuổi Hạ Thanh. Tuy là tự phát nhưng được duy trì và phát triển hiệu quả là nhờ tinh thần lao động hăng say, ý thức trách nhiệm, lòng kiên trì không ngại vất vả của tất cả các hội viên trong chi hội. Điều đó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân Hạ Thanh và là tấm gương trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

29/06/2013
Phát Triển Kinh Tế Nhờ Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Phát Triển Kinh Tế Nhờ Mô Hình Chăn Nuôi Vịt

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.

29/06/2013
Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

29/06/2013
Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

29/06/2013
Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

29/06/2013