Ngành gia cầm Nga phát triển

Các nhà sản xuất sẽ được hưởng lợi từ giá thức ăn ổn định và giảm NK do tỷ giá hối đoái thuận lợi và từ chính sách hạn chế thương mại. Chăn nuôi gia cầm Nga hiện đang thuận lợi do giá thức ăn ở Nga rẻ, xuất phát từ thuế XK lúa mì hợp lý do Chính phủ quy định. Hiện tại, nhu cầu thịt gia cầm vẫn ổn định, trong khi đó giá cả lại hợp lý.
Tiêu thụ thịt gà trong năm 2016 dự kiến sẽ ổn định ở mức 3,705 triệu tấn, giảm chút ít so với 3,735 triệu tấn trong năm 2015. Theo thông báo của Chính phủ Nga, suy thoái kinh tế được dự đoán sẽ giảm vào năm 2016, với dự báo này nhu cầu tiêu dùng protein sẽ tăng, chủ yếu là thịt lợn. Sản phẩm địa phương tiếp tục thay thế sản phẩm NK ở Nga, FAS dự báo NK thịt gà năm 2015 của Nga giảm còn khoảng 100.000 tấn so với mức dự đoán 220.000 tấn trước đây.
Nhìn chung, NK thịt gia cầm của Nga dự báo sẽ giảm khoảng 50% so với năm trước do sự suy giảm về giá trị đồng rúp và đóng cửa nhiều thị trường do lệnh cấm vận NK được thực hiện.
Tuy nhiên, theo FAS, thị trường thịt gà Nga có thể xuất hiện tình trạng quá bão hòa và xuất hiện tình trạng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất địa phương dẫn đến việc giảm giá thịt gia cầm. Theo dự báo của FAS, mức tăng trưởng XK gia cầm của Nga trong năm 2016 sẽ đạt mức ôn hòa, 45.000 tấn chủ yếu sang thị trường Liên minh Âu Á, nhất là Kazakhstan và tương lai sẽ vươn sang thị trường Trung Đông và châu Phi.
Có thể bạn quan tâm

Xác định gieo cấy lúa mùa đúng trà, bảo đảm khung thời vụ và cấy hết diện tích là điều kiện tốt để thực hiện vụ đông và hoàn thành chỉ tiêu sản xuất lương thực cả năm. Vụ mùa 2013, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 25.339 ha lúa, có 12.764 ha lúa lai, chiếm 50,4% diện tích. Trong đó tập trung gieo cấy trà sớm và chính vụ và kết thúc cấy trước ngày 5-7..

Đây là những nội dung UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã cần tổ chức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng.

Từ vài ngày qua, giá thu mua thanh long tại Bình Thuận liên tục tăng cao và đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đem lại niềm vui cho không ít hộ dân vùng chuyên canh. Như tại xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam), các chủ vựa đưa ra giá thu mua dao động từ 29.500 - 30.000 đồng/kg, nên nhiều nhà vườn thu được khoản tiền lớn từ 400 - 500 triệu đồng.

Nằm ven sông Hồng, xã Đông Kết (Khoái Châu - Hưng Yên) có lợi thế về đồng cỏ ven triền đê và diện tích trồng chuối tương đối lớn (hơn 100 ha)… Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào để phát triển đàn bò sữa. Trong thời gian qua, bò sữa đã trở thành con vật nuôi “xóa đói giảm nghèo”, mang lại cuộc sống no đủ cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.

Năm nay, toàn tỉnh có 13 mô hình được hỗ trợ xây dựng mô hình từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (MTQG XD NTM).