Ngành Điều Quá Lệ Thuộc Nhập Khẩu

Giảm gần 150.000ha điều
Trồng điều ở VN trong vài năm qua đã suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Sản lượng điều trong nước đang chiếm từ 70-80% công suất chế biến giai đoạn 2005-2008, đến năm 2009 bắt đầu tụt xuống, chỉ đạt 49% tổng công suất và liên tiếp suy giảm vào các năm sau đó như năm 2010 chỉ đạt 39% và năm 2011 còn 33% công suất chế biến. Sở dĩ, sản lượng điều trong nước liên tục sụt giảm, bởi chính diện tích điều đã suy giảm mạnh. Sau khi đạt đỉnh 444.200ha vào năm 2006, đến năm 2010 theo thống kê của Bộ NNPTNT, diện tích điều chỉ còn 391.000ha và năm 2011 còn khoảng 350.000ha.
Kỹ sư Phạm Văn Đẩu - một chuyên gia trong ngành điều cho rằng: “Diện tích điều thực tế còn có thể thấp hơn nữa, chỉ đạt khoảng 300.000ha và xu hướng chung của nông dân trồng điều hiện nay là cố gắng khai thác hết vòng đời của vườn điều đang cho thu hoạch. Nhiều nơi như Bình Phước, Tây Ninh... nông dân đã chặt bỏ vườn điều già để chuyển sang các cây trồng khác”.
Thực tế, tính theo thời điểm hiện tại hiệu quả kinh tế của trồng điều chỉ bằng 1/5 so với cà phê, xấp xỉ 1/8 so với cao su và hồ tiêu. Ngay tại Bình Phước, nơi được coi là thủ phủ của ngành điều, diện tích điều năm 2011 cũng bị thu hẹp đáng kể. Ông Bùi Văn Thạch- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước thừa nhận: “Nông dân trong tỉnh hiện tại không còn mặn mà với cây điều, nên đã chặt bỏ để thay thế bằng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Chưa tham gia được chuỗi giá trị
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nếu thuận lợi, trong năm 2012, kim ngạch XK điều của VN có thể đạt 1,4-1,45 tỷ USD. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng mạnh về XK, tốc độ tăng trưởng của NK điều thô ngày một lớn và hiện VN đang ngày càng lệ thuộc vào điều thô nhập khẩu. Ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: “Dù XK lớn, nhưng VN không thể mãi lệ thuộc vào nguyên liệu NK. Do vậy, để duy trì và phát triển diện tích, cũng như sản lượng trồng điều theo đúng quy hoạch đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, thì phải nâng được hiệu quả, năng suất của điều lên”.
Theo thống kê của Hiệp hội Điều VN, hiện tỷ lệ chế biến sâu đối với điều của VN chỉ là 3%, trong khi đó theo chiến lược phát triển ngành điều đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ phải được nâng lên 30%.
Còn theo kỹ sư Phạm Văn Đẩu, việc chọn và tạo giống điều cho năng suất và chất lượng cao phải được thực hiện tại từng vùng trồng điều vì điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau của từng vùng, và cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các trung tâm khoa học với địa phương cụ thể.
“VN không thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị điều thế giới, khi vấn đề đầu tiên là chất lượng của nhân điều VN chưa được cải thiện. Vì thế, song song với việc nâng cao chất lượng sơ chế điều (bóc và tách vỏ lụa), các doanh nghiệp VN cần phải đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu” - ông Phạm Văn Chinh khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, anh Ngô Văn Nhợi (xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.

“Cánh đồng tôm” là tên mà người dân Cà Mau thường gọi cho mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy là mô hình mới nhưng năng suất khá cao, có rất nhiều nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Vụ lúa hè thu được xem là vụ lúa sản xuất chính trong năm, thời tiết tương đối thuận lợi, chi phí đầu tư sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con nên gieo sạ đúng theo hướng dẫn lịch thời vụ và cơ cấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết và các loại sâu bệnh gây ra. Đặc biệt, tránh thu hoạch lúa vào tháng 9 - thời điểm mưa nhiều, khó bảo quản và tiêu thụ lúa như các năm trước đây.

Vụ sản xuất Đông Xuân (ĐX) năm 2013-2014, huyện Tuy Phước triển khai thực hiện 24 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất lúa với tổng diện tích 1.120 ha, trong đó có gần 600 ha liên kết sản xuất lúa giống, năng suất đạt 80,3 tạ/ha, tăng 8,8 tạ/ha so với năng suất bình quân chung. 100% số hộ tham gia liên kết sản xuất lúa giống trên CĐML đều thu lợi nhuận khá.