Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành chăn nuôi Nghệ An trước thách thức hội nhập

Ngành chăn nuôi Nghệ An trước thách thức hội nhập
Ngày đăng: 22/10/2015

Với quy mô 3.000 con gà cỏ thả đồi được nuôi theo phương thức chăn nuôi tập trung, từ khi tham gia chăn nuôi theo mô hình VietGap, gia đình ông Nguyễn Danh Chín, xóm 7A, xã Nam Thanh (Nam Đàn) luôn thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.

Bắt đầu tham gia chương trình từ đầu năm 2013, không những được thường xuyên hướng dẫn về kỹ thuật, cách phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, ông còn được thông tin dự báo về tình hình và nhu cầu thị trường để từ đó điều chỉnh số lượng và thời gian nuôi phù hợp.

Mô hình nuôi gà thả vườn ở khối 10, Thị trấn Quỳ Hợp.

Với 60 hộ tham gia, tổ VietGap xã Nam Thanh chia làm 3 nhóm, trong đó có 2 hộ nuôi gà quy mô 3.000 - 5.000 con/hộ, còn lại là nuôi lợn với quy mô 60 - 200 con/hộ.

Khi tham gia mô hình này, ngoài lượng sản phẩm làm ra nhiều và tập trung, còn tăng khả năng phòng chống dịch bệnh.

“Bấp bênh nhất vẫn là khâu tiêu thụ.

Trước thông tin về hội nhập, về những cơ chế khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại, chúng tôi lúc đầu cũng rất băn khoăn, nhưng xác định muốn tồn tại thì không có cách nào khác ngoài phải vươn lên để cạnh tranh, cùng nhau liên kết lại để tạo nguồn sản phẩm lớn, đảm bảo vệ sinh ATTP mà lại giảm được giá thành sản phẩm”- ông Nguyễn Tử Nam, tổ trưởng tổ VietGap xã Nam Thanh chia sẻ.

Trong tổ VietGap xã Nam Thanh, có một số thành viên như gia đình ông Trần Văn Nam, xóm 2A làm đại lý bán thức ăn, gần 150 con lợn và 2.000 con gà của gia đình sử dụng nguồn thức ăn mua tận gốc, nên giá thành giảm hẳn.

Là địa phương giáp ranh TP.Vinh và có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, chăn nuôi ở Hưng Nguyên khá phát triển với trên 17.000 con trâu, bò, gần 1 triệu con gà vịt; nhưng ngoài 330 trang trại và gia trại nhỏ, chăn nuôi ở đây vẫn cơ bản đang nhỏ lẻ, giá thành sản phẩm còn cao, sức cạnh tranh yếu.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện - ông Hoàng Đức Ân cho biết: Cách tốt nhất để khắc phục những hạn chế trong chăn nuôi hiện nay vẫn là liên kết tốt trong sản xuất và tiêu thụ.

Với tổng đàn trên 800 nghìn con trâu, bò, hơn 1 triệu con lợn và gần 16 triệu con gia cầm, quy mô chăn nuôi Nghệ An lớn, nhưng đang thực trạng manh mún, giá trị thấp, thiếu ổn định...

nên khi hội nhập ngành Chăn nuôi Nghệ An cũng đối diện với sự cạnh tranh cao từ sản phẩm của các nước.

Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NN&PTNT - ông Lưu Công Hòa cho biết: Trong tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi, doanh nghiệp phải hoàn thiện vai trò “bà đỡ” để vừa hỗ trợ sản xuất, vừa thu mua sản phẩm chế biến; tăng cường thêm mô hình gia công chăn nuôi đối với các doanh nghiệp như Công ty CP.

Cuối cùng là tái cơ cấu theo giá trị ngành hàng.

“Với hai doanh nghiêp lớn là TH Truemilk và Vinamilk, chúng ta đã có chuỗi sản xuất khép kín đối với sản phẩm sữa.

Một số đơn vị như Nhà máy súc sản Nghệ An và lò mổ đã thu mua, giết mổ và chế biến lợn sữa xuất bán cho các khu công nghiệp; Trại bò Nghi Lâm nhập bò về nuôi gia công và đem đi tiêu thụ; còn lại sản phẩm thịt và trứng vẫn đang xuất bán dạng thô.

Sắp tới, Nghệ An sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thực phẩm để tạo nguồn tiêu thụ, đầu ra sản phẩm chăn nuôi ổn định”- ông Lưu Công Hòa cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Dự Án Sản Xuất Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Triển Khai Dự Án Sản Xuất Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.

21/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Dưa Hấu Thoát Nghèo Nhờ Dưa Hấu

Cây dưa hấu đã làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh...

21/06/2013
Thu Tiền Tỉ Từ Nuôi Tôm Hùm Thu Tiền Tỉ Từ Nuôi Tôm Hùm

Mấy năm gần đây, tại đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ và ổn định. Nhờ vậy, nghề nuôi tôm hùm trong lồng đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, mở ra một hướng đi mới cho người dân trong huyện Sông Cầu nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.

21/06/2013
Làm Giàu Trên Đỉnh Khău Choong Làm Giàu Trên Đỉnh Khău Choong

Qua 6 km đường đất vòng vèo uốn lượn, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn- Dân tộc Tày, trang trại của anh vắt vẻo trên đỉnh núi Khău Choong ở Nghĩa Đô (Bảo Yên- Lào Cai), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục ý chí quyết tâm làm giàu của anh.

21/06/2013
Gặp Chủ Trang Trại Vịt Lớn Nhất Điện Biên Gặp Chủ Trang Trại Vịt Lớn Nhất Điện Biên

Rời quê Vĩnh Phúc lên xã Sam Mứn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) lập nghiệp cách đây hơn chục năm trước, thời gian đầu rất gặp rất nhiều khó khăn do không nhà cửa, không đất sản xuất, với chút vốn ít ỏi và vài chục con vịt giống mang theo để bán, anh Phan Văn Mão đành phải dựng lán ở bờ sông Nậm Rốm để mưu sinh bằng nghề bán vịt giống. Đến nay anh đã trở thành chủ trang trại vịt lớn nhất Điện Biên.

21/06/2013