Ngành chăn nuôi Nghệ An trước thách thức hội nhập

Với quy mô 3.000 con gà cỏ thả đồi được nuôi theo phương thức chăn nuôi tập trung, từ khi tham gia chăn nuôi theo mô hình VietGap, gia đình ông Nguyễn Danh Chín, xóm 7A, xã Nam Thanh (Nam Đàn) luôn thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.
Bắt đầu tham gia chương trình từ đầu năm 2013, không những được thường xuyên hướng dẫn về kỹ thuật, cách phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, ông còn được thông tin dự báo về tình hình và nhu cầu thị trường để từ đó điều chỉnh số lượng và thời gian nuôi phù hợp.
Mô hình nuôi gà thả vườn ở khối 10, Thị trấn Quỳ Hợp.
Với 60 hộ tham gia, tổ VietGap xã Nam Thanh chia làm 3 nhóm, trong đó có 2 hộ nuôi gà quy mô 3.000 - 5.000 con/hộ, còn lại là nuôi lợn với quy mô 60 - 200 con/hộ.
Khi tham gia mô hình này, ngoài lượng sản phẩm làm ra nhiều và tập trung, còn tăng khả năng phòng chống dịch bệnh.
“Bấp bênh nhất vẫn là khâu tiêu thụ.
Trước thông tin về hội nhập, về những cơ chế khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại, chúng tôi lúc đầu cũng rất băn khoăn, nhưng xác định muốn tồn tại thì không có cách nào khác ngoài phải vươn lên để cạnh tranh, cùng nhau liên kết lại để tạo nguồn sản phẩm lớn, đảm bảo vệ sinh ATTP mà lại giảm được giá thành sản phẩm”- ông Nguyễn Tử Nam, tổ trưởng tổ VietGap xã Nam Thanh chia sẻ.
Trong tổ VietGap xã Nam Thanh, có một số thành viên như gia đình ông Trần Văn Nam, xóm 2A làm đại lý bán thức ăn, gần 150 con lợn và 2.000 con gà của gia đình sử dụng nguồn thức ăn mua tận gốc, nên giá thành giảm hẳn.
Là địa phương giáp ranh TP.Vinh và có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, chăn nuôi ở Hưng Nguyên khá phát triển với trên 17.000 con trâu, bò, gần 1 triệu con gà vịt; nhưng ngoài 330 trang trại và gia trại nhỏ, chăn nuôi ở đây vẫn cơ bản đang nhỏ lẻ, giá thành sản phẩm còn cao, sức cạnh tranh yếu.
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện - ông Hoàng Đức Ân cho biết: Cách tốt nhất để khắc phục những hạn chế trong chăn nuôi hiện nay vẫn là liên kết tốt trong sản xuất và tiêu thụ.
Với tổng đàn trên 800 nghìn con trâu, bò, hơn 1 triệu con lợn và gần 16 triệu con gia cầm, quy mô chăn nuôi Nghệ An lớn, nhưng đang thực trạng manh mún, giá trị thấp, thiếu ổn định...
nên khi hội nhập ngành Chăn nuôi Nghệ An cũng đối diện với sự cạnh tranh cao từ sản phẩm của các nước.
Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NN&PTNT - ông Lưu Công Hòa cho biết: Trong tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi, doanh nghiệp phải hoàn thiện vai trò “bà đỡ” để vừa hỗ trợ sản xuất, vừa thu mua sản phẩm chế biến; tăng cường thêm mô hình gia công chăn nuôi đối với các doanh nghiệp như Công ty CP.
Cuối cùng là tái cơ cấu theo giá trị ngành hàng.
“Với hai doanh nghiêp lớn là TH Truemilk và Vinamilk, chúng ta đã có chuỗi sản xuất khép kín đối với sản phẩm sữa.
Một số đơn vị như Nhà máy súc sản Nghệ An và lò mổ đã thu mua, giết mổ và chế biến lợn sữa xuất bán cho các khu công nghiệp; Trại bò Nghi Lâm nhập bò về nuôi gia công và đem đi tiêu thụ; còn lại sản phẩm thịt và trứng vẫn đang xuất bán dạng thô.
Sắp tới, Nghệ An sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thực phẩm để tạo nguồn tiêu thụ, đầu ra sản phẩm chăn nuôi ổn định”- ông Lưu Công Hòa cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tăng cường công tác quản lý đàn cá tra bố mẹ có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu đến năm 2015 có đủ giống cá tra chất lượng cao, sạch bệnh, thay thế toàn bộ giống cá tra hiện nay tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững đối tượng cá tra, ngày 22/7/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1673/QĐ-BNN-Tổng cục Thủy sản , ban hành Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống.

Liên tiếp trong những ngày qua, giá cá bống tượng trên địa bàn thành phố Cà Mau đang có dấu hiệu tăng trở lại, bà con nông dân rất phấn khởi vì sản xuất đã có lãi.

Sáng 2-8, tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang tổ chức Hội thi “Nông dân nuôi cá tra giỏi vùng ĐBSCL năm 2013”.

Trong khi người nuôi cá để chế biến xuất khẩu (cá tra) đang ngày một chán nản, lỗ lã liên tục xảy ra trong hơn 2 năm qua, thì nông dân nuôi cá để tiêu thụ nội địa (cá điêu hồng, cá lóc…) đang rất phấn khởi vì lãi to.

Đây là mô hình được đánh giá rất cao tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 13 (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức vừa qua), với chủ đề “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học”, góp phần hạn chế dịch bệnh trên gia súc gia cầm và ảnh hưởng môi trường sinh hoạt cộng đồng dân cư.