Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành chăn nuôi gặp khó do giá TĂCN cao

Ngành chăn nuôi gặp khó do giá TĂCN cao
Ngày đăng: 11/09/2015

Tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp “Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” do Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp, nông thôn miền Nam  tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 8-9, ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, cho biết, ngành chăn nuôi đang tồn tại 4 nút thắt cần tháo gỡ.

Đó là năng suất chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (TĂCN), hệ thống tổ chức sản xuất và công tác quản lý.

Giá TĂCN cao dẫn đến ngành chăn nuôi trong nước có sức cạnh tranh chưa cao.

Hiệp hội TĂCN Việt Nam cũng cho rằng, nếu nhà nước áp dụng giảm thuế cho tất cả các loại nguyên liệu bổ sung dùng để chế biến TĂCN, giá sản phẩm đầu ra có thể giảm được từ 7 - 8%. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành, việc giảm giá thời gian gần đây chủ yếu do giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào giảm, doanh nghiệp nhân cơ hội này giảm giá theo.

Vì thế, cần thiết có những công cụ kiểm soát chặt chẽ hơn về giá thành sản xuất TĂCN để đảm bảo lợi ích được phân phối cho đúng đối tượng mà chính sách hướng đến.

Theo TS. Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp, nông thôn miền Nam, hiện nay, các doanh nghiệp TĂCN trong nước công bố tỷ lệ lợi nhuận trên giá thành sản xuất 1 kg TĂCN vào khoảng 1 - 3%. Nhưng nhận định của một số chuyên gia thì tỷ lệ này phải lên đến 10 – 15%. Tuy nhiên, thông tin này hiện chưa được bất kỳ một cơ quan quản lý, viện nghiên cứu nào kiểm chứng, do khó có thể tiếp cận thông tin chi phí giá thành của doanh nghiệp.

TS Giáp cho biết, theo ý kiến một số doanh nghiệp TĂCN, khi bỏ thuế VAT, các doanh nghiệp chỉ có thể giảm giá TĂCN từ 2,5 – 3,5% do một số nguyên liệu như bột cá, vitamin các loại… không được miễn giảm VAT. Đồng thời, doanh nghiệp vẫn phải chịu các khoản VAT từ chi phí vận chuyển tăng, giá điện, giá nước, chi phí máy móc thiết bị… nên giá TĂCN không thể giảm đến mức 5% được.

Thực tế việc giảm thuế VAT mang lại lợi ích nhiều hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh, nhất là doanh nghiệp nước ngoài khi lợi nhuận không ảnh hưởng mà thậm chí  tăng lên, trong khi nguồn thu của ngân sách nhà nước lại giảm. Do đó, việc quy định lợi nhuận cho các mặt hàng này nên được quy định.

Như Thái Lan quy định lợi nhuận đối với mặt hàng này chỉ khoảng 5%, không được cao hơn. Theo đó, ông đề xuất giải pháp thực hiện yêu cầu kê khai giá bán và giới hạn mức lợi nhuận, giám sát ảnh hưởng của việc miễn VAT đến giá thành.

Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập, ngành chăn nuôi phải đổi mới toàn diện, trong đó có TĂCN (chiếm đến 60-70% giá thành sản phẩm chăn nuôi). Nếu không hạ thấp giá thành thì ngành chăn nuôi khó cạnh tranh.

Ông Trúc cho rằng, bên cạnh tăng cường kiểm soát chất lượng TĂCN vẫn phải quản lý giá. Ở nước ta do thời gian khấu hao thiết bị ngắn (5 năm), chi phí cho khuyến mãi, chiết khấu… nên giá sản phẩm khi đến tay người chăn nuôi đã “đội” lên cao. Theo ông, các doanh nghiệp, trang trại lớn nên tự sản xuất TĂCN để giảm giá thành. Đồng thời cần có cơ chế tín dụng phù hợp với ngành chăn nuôi.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN cũng kiến nghị một số giải pháp để tăng tính cạnh tranh cho ngành chăn nuôi. Như cần tạo mô hình sản xuất chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, khép kín. Tìm ra cơ chế hợp tác sản xuất, phân chia lợi nhuận giữa các khâu trong sản xuất hợp lý. Đối với khu chăn nuôi tập trung, nhà nước hỗ trợ đường điện, nước cấp, nước thoát đến tận chân công trình

Đối với khu xây dựng chuồng trại chăn nuôi được cấp ngay sổ đỏ; cho tư nhân vay vốn dài hạn, trung hạn để xây dựng chuồng trại, mua con giống, chăn nuôi với lãi suất nhẹ và cho ân hạn 3-4 năm. Đồng thời, nâng cao hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước. Tất cả tiêu chuẩn kỹ thuật này công khai, có sự tham gia xây dựng và kiểm soát của các hội, hiệp hội chuyên ngành.

Được biết, hiện nay giá TĂCN của Việt Nam vẫn cao hơn Thái Lan. Do Thái Lan có vùng sản xuất nguyên liệu TĂCN nội địa lớn, nguyên liệu sản xuất TĂCN được nhập khẩu trực tiếp trừ Ấn Độ nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển. 

So với các nước xuất khẩu nguyên liệu TĂCN như Mỹ, Argentina…, giá thành TĂCN của Việt Nam cao hơn do chi phí vận chuyển cao; thêm vào đó, một số chi phí vô hình khác như khấu hao thiết bị, khuyến mãi, chiết khấu… (chiếm 6-10% giá thành). Vì thế, giá sản phẩm đến người chăn nuôi đội lên dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế cộng đồng ASEAN.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi đang được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi nước ta tham gia một loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, nhất là khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời và TPP phủ sóng trên toàn Việt Nam. Điều này đem đến nhiều cơ hội những cũng không ít khó khăn, thách thức cho ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. 


Có thể bạn quan tâm

Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chanh không hạt Hậu Giang” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.

14/08/2013
Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Những Trăn Trở Trong Đầu Tư Sản Xuất Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Những Trăn Trở Trong Đầu Tư Sản Xuất

Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một trong những lời giải bài toán lợi nhuận bền vững của người nông dân. Tuy nhiên, bài toán lợi nhuận ấy cũng chưa thật sự hoàn thiện đối với nông dân Cà Mau, đặc biệt trong vấn đề hệ thống thuỷ lợi và đầu ra cho sản phẩm…

14/08/2013
Xuất Hiện Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Xuất Hiện Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm

Gần 1 tháng nay, tôm hùm ở các ao nuôi trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) xuất hiện chứng bệnh lạ, vỏ tôm chuyển sang màu nho và phát triển rất chậm, mang của tôm bị thối và tôm chết, người nuôi gọi là bệnh mục mang. Hiện nay, người nuôi chưa có cách điều trị hiệu quả, nên số tôm chết ngày một tăng.

14/08/2013
Lao Đao Nghề Nuôi Cá Chẽm Lao Đao Nghề Nuôi Cá Chẽm

Ngư dân Nguyễn Tuấn, tổ dân phố Khánh Cam 1, phường Ba Ngòi (TP Cam Ranh), một người nuôi cá chẽm ở khu vực Trà Long 1 cho biết, từ đầu năm đến nay, giá cá chẽm thương phẩm rớt thê thảm, hiện chỉ còn từ 46 - 48 ngàn đồng/kg, giảm hơn nửa so với năm ngoái khiến người nuôi thua lỗ.

15/08/2013
Nuôi Bồ Câu Nhốt Chuồng, Tiềm Ấn Nguy Cơ Dịch Bệnh Cúm A H5N1 Nuôi Bồ Câu Nhốt Chuồng, Tiềm Ấn Nguy Cơ Dịch Bệnh Cúm A H5N1

5 xã vùng Kiệm Tân (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) là nơi tập trung nhiều hộ nuôi chim bồ câu (trung bình mỗi trang trại (ảnh) có từ 300 - 500 cặp chim bố mẹ). Ngoài ra còn có nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ khác. Với hiệu quả kinh tế do chim bồ câu mang lại, dự báo trong thời gian tới sẽ có rất nhiều người dân chọn gia cầm này làm hướng phát triển kinh tế.

15/08/2013