Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Dự Báo Kém?

Ngành Chăn Nuôi Điêu Đứng Vì Dự Báo Kém?
Ngày đăng: 23/04/2013

Giá lên xuống bấp bênh, người chăn nuôi bị lỗ nặng bởi một trong những nguyên nhân là công tác dự báo thị trường còn kém.

Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000 - 6000 đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg.

Khảo sát tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi Quốc gia thì sức mua lợn giống giảm 70% so năm ngoái. Hiện trung tâm còn hơn 10.000 con (cả lợn nái giống, lợn giống và lợn thịt) chưa bán được. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi số lợn quá lứa tăng lên, sản lượng thịt thương phẩm cao thì càng khó xuất chuồng, khiến giá lợn hơi có thể sẽ tiếp tục giảm nữa.

Ông Lê Thế Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương cho biết: “Từ năm 2012, do ảnh hưởng của chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn và nền kinh tế suy giảm nên sức mua của người dân cũng giới hạn. Ngoài ra tình hình dịch bệnh trên đàn lợn vẫn xảy ra tại nhiều nơi, ít nhiều ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. Nhiều thời điểm, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tương đối nhiều thì giá lợn cao lên nhưng một lúc nào đấy họ lại cấm không nhập nữa, làm giá lợn lại tụt xuống, nên cung-cầu vẫn không cân bằng được. Giá cả thị trường biến động liên tục”.

Nguyên nhân của sự bấp bênh đó, là do chưa có quy hoạch phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Các trang trại quy mô lớn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi - đến chế biến trên cả nước mới chỉ chiếm 25%, phần lớn còn lại là trang trại nhỏ lẻ, manh mún. Hiện nay, ngoài tiêu thụ trong nước, thì chúng ta mới chỉ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chưa có khả năng đáp ứng cho các thị trường cao cấp hơn như Nhật Bản, Châu Âu. Vì vậy, khi thị trường Trung Quốc thu hẹp, giá sản phẩm chăn nuôi trong nước bị tác động, khiến cả người chăn nuôi và nhà quản lý đều bị động.

PGS, TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam thừa nhận người chăn nuôi và cơ quan chức năng đều bị động khi những dự báo và giải pháp thị trường đều không đúng với thực tế. Các Bộ đưa ra dự báo trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, thống kê hiện nay lại dựa nhiều vào báo cáo từ cơ sở, mà ít có cuộc điều tra quy mô lớn nên nhiều khi chưa chính xác, nhất quán.

Ông Nguyễn Đăng Vang dẫn chứng: Ví dụ như năm 2012 số liệu của tổng cục thống kê đưa ra là 730 ngàn tấn thịt gà, nhưng chúng tôi thống kê lại xấp xỉ 2 triệu tấn, bởi ngay thức ăn công nghiệp từ nhà máy đưa ra đã là 4,2 triệu tấn thì gà lông trắng mất khoảng 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, còn gà thả vườn là 2,7 kg thức ăn cho kg tăng trọng. Vậy theo số lượng thì riêng gà công nghiệp đã là trên 1 triệu tấn rồi chưa kể số lượng gà ri, gà thả, số lượng này khoảng 700 tấn nữa thì như vậy 2 triệu tấn hiện nay nhưng số liệu thống kê chỉ có 730.000 tấn dự báo thị trường không chính xác.

Công tác thông tin, nghiên cứu, dự báo thị trường, quy hoạch của ngành chức năng còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp nên người chăn nuôi thiếu thông tin cần thiết. Do vậy người dân chỉ biết chăn nuôi theo cảm tính, khi giá tăng thì tự phát tăng đàn, khi giá giảm thua lỗ thì phá bỏ chuồng trại, dẫn đến mất cân đối cung cầu. Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, muốn quy hoạch tốt thì cần phải có dự báo tốt và nâng cao công tác dự báo là việc làm cấp bách của các cơ quan chức năng hiện nay.

Năm 2015, Ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ đứng trước thách thức rất lớn, bởi khi đó khối ASEAN trở thành một thị trường chung, các hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ. Lúc đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi sẽ gia nhập thị trường Việt Nam, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ hết sức khó khăn. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường là yêu cầu cấp thiết để có định hướng phát triển chính xác, bền vững cho ngành chăn nuôi nước ta.


Có thể bạn quan tâm

Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

24/02/2014
Hệ Lụy Từ Vỡ Quy Hoạch Trên Tôm Nuôi Hệ Lụy Từ Vỡ Quy Hoạch Trên Tôm Nuôi

Mấy năm nay, nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tỉnh, không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà nghiêm trọng hơn, nó đang làm “vỡ quy hoạch” hoàn toàn, để lại nhiều hệ lụy.

16/07/2014
Mất Cơ Hội Xuất Khẩu Vì... Nguyên Tắc Mất Cơ Hội Xuất Khẩu Vì... Nguyên Tắc

Nghêu lụa là một loại đặc sản của tỉnh Kiên Giang, đã được xuất khẩu rất nhiều suốt hơn 10 năm qua, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu ở thị trường châu Âu rất lớn.

25/03/2014
Hai Hai "Mảng Màu" Rau Xuân Đà Lạt

Rau xanh Đà Lạt thu hoạch trước và sau Tết Giáp Ngọ khoảng 20 ngày, phần lớn đều giảm giá liên tục; chỉ tăng giá một vài loại rau sản lượng không đáng kể. Hai “mảng màu” rau xuân Đà Lạt đang đặt ra việc thay đổi “nông lịch” gieo trồng sao cho phù hợp hơn với thị trường.

24/02/2014
Nguồn Cung Giảm, Giá Gia Cầm Tăng Mạnh Nguồn Cung Giảm, Giá Gia Cầm Tăng Mạnh

Sau nhiều tháng liên tục rớt giá, dịp này, giá gia cầm tăng cao, tiêu thụ thuận lợi. Nhiều chủ trang trại thấy tiếc vì không dự báo được thị trường đã giảm đàn quá nhiều hoặc bỏ trống chuồng trại.

17/07/2014