Ngăn Nạn Bơm Tạp Chất Tôm

Tình trạng bơm tạp chất vào tôm nhằm làm tăng trọng lượng, kích cỡ để thu lợi bất chính đã xảy ra trong nhiều năm qua
Cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không mang lại hiệu quả, thậm chí có thời điểm còn bùng phát dữ dội. Thương lái Trung Quốc còn sang tận các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để tổ chức bơm tạp chất gây bất ổn cho cả khu vực. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng tôm, làm mất uy tín cho thị trường xuất khẩu.
Được biết tình trạng bơm tạp chất vào tôm xảy ra từ năm 1996, thường diễn ra vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm tôm nguyên liệu. Những khu vực bơm tạp chất vào tôm tập trung tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang. Tại các địa phương trọng điểm trên, cơ quan chức năng phát hiện thu giữ, xử lý khoảng 20 vụ/năm đối với hoạt động vận chuyển các lô tôm nguyên liệu có chứa tạp chất.
Đặc biệt chỉ riêng địa bàn Cà Mau, năm 2012 phát hiện, xử lý 80 vụ, năm 2013 là 50 vụ, 6 tháng đầu năm 2014 là 20 vụ. Năm 2013 và đầu năm 2014, cơ quan thẩm quyền về an toàn thực phẩm Nhật Bản, Hàn Quốc đã cảnh báo về việc phát hiện 6 lô tôm có tạp chất agar từ Việt Nam.
Hội thảo góp ý đề án “Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất” vừa được tổ chức tại TP HCM
Còn theo điều tra từ cơ quan công an cho thấy nhiều nhà máy trực tiếp bơm tạp chất theo yêu cầu từ khách hàng Trung Quốc. Khi đưa mặt hàng này về nước, chế biến, xuất khẩu sang nước thứ ba, nếu bị phát hiện có tạp chất thì họ sẽ công bố rộng rãi với đối tác do mua tôm tạp chất từ Việt Nam. Đây là việc làm phá hoại, gây mất uy tín tôm Việt Nam. Nhiều lô hàng tôm xuất sang Trung Quốc bị ách tắc tại cửa khẩu Đông Hưng và Móng Cái (Quảng Ninh) được xác định là có chứa tạp chất trong sản phẩm.
Theo cơ quan chức năng, một số doanh nghiệp tuyên bố nói không với việc bơm tạp chất vào tôm nhưng chính họ lại là nơi bơm tạp chất. Bơm tạp chất còn diễn ra ở những doanh nghiệp lớn, có thế lực. Khi bị phát hiện họ được bao che nên khó xử lý. Thời gian qua chủ yếu chỉ xử lý được những cơ sở nhỏ không đáng kể.
Theo Cục An ninh Nông nghiệp, Nông thôn (Tổng Cục An ninh II), việc bơm tạp chất chủ yếu diễn ra trong khâu vận chuyển. Việc kiểm tra tại các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gặp nhiều khó khăn do cơ sở không hợp tác.
Cơ sở xử lý, xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm với mức tối đa với hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất theo Nghị định 178 là 100 triệu đồng so với trước đây là 150 triệu đồng.
Do chưa có cơ sở để xử lý hình sự nên tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn không có dấu hiệu giảm. Theo nghị định này, không có quy định tịch thu lô nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất, cũng như không nói rõ cách thức loại bỏ tạp chất như thế nào nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình xử lý.
Để giải quyết tình trạng này Bộ NN-PT NT đã có đề án “Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất”. Đề án là hoàn thiện các chế tài xử lý, tuyên truyền, ký cam kết, trách nhiệm rõ ràng, kiểm tra thường xuyên các hoạt động lưu thông vận chuyển tôm, kiểm tra các điểm thu mua, sơ chế, chế biến tôm. Theo đề án này có Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh trọng điểm và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cùng tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất lúa mùa nổi (LMN) năng suất chỉ khoảng 100 kg/công tầm lớn (khoảng 1.300 mét vuông), lợi nhuận đem lại cho người nông dân chỉ khoảng 500.000-600.000 đồng/công (6 tháng trồng)... thế nhưng, các chuyên gia nông nghiệp vẫn khuyên nên bảo tồn loại lúa này.

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.