Ngân Hàng Thế Giới Đầu Tư 2 Dự Án Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Năm Căn

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã quyết định đầu tư vào vùng chuyên nuôi tôm công nghiệp huyện Năm Căn (Cà Mau), thuộc 2 xã Lâm Hải và Hàm Rồng. Tổng diện tích trong dự án trên 370 ha, có 114 hộ tham gia.
Trong đó, xã Lâm Hải có 64 hộ tham gia với 230 ha, xã Hàm Rồng 50 hộ tham gia với hơn 140 ha. Dự án triển khai trong 3 năm, mỗi xã sẽ được đầu tư khoảng 5 tỷ đồng.
Trước mắt, sau khảo sát thực tế, dự án sẽ triển khai từng bước các hạng mục gồm: đầu tư hệ thống thuỷ lợi, giao thông khép kín và ao đầm, con giống, kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân tham gia dự án.
Việc đầu tư đồng bộ hệ thống sản xuất sẽ bảo đảm sản xuất hiệu quả và sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu, giảm thiểu rủi ro do tác động từ môi trường, thời tiết, thuỷ triều.
Có thể bạn quan tâm

Vào thời điểm này, trên khắp các vùng nuôi trồng thuỷ sản của TX Quảng Yên (Quảng Ninh), bà con nông dân và các doanh nghiệp đang khẩn trương thu hoạch thuỷ sản vụ xuân - hè. Theo đánh giá của Phòng Kinh tế thị xã, mặc dù trong vụ nuôi có xuất hiện dịch bệnh, song vụ nuôi này Quảng Yên vẫn được mùa tôm.

Nấm linh chi, loại nấm dược liệu, chữa được nhiều bệnh, đã được nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) sản xuất thành công.

Cây mắc ca là cây công nghiệp, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam, quả hạt vỏ cứng là nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất bánh kẹo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Cây tiêu trồng trên đất đá ong ở xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn, Bình Định) ít sinh dịch bệnh, cho năng suất cao, chất lượng ngon nên bán được giá.

Đó là cách nói dân dã của các hộ nông dân chuyên về nghề trồng rau mà họ gắn bó bao năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm chỉ làm ăn của chính các hộ dân, sự đầu tư thiết bị sản xuất, kỹ thuật gieo trồng, nguồn nước tưới và đầu ra sản phẩm từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương là yếu tố hỗ trợ tích cực cho người trồng rau bám đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.