Ngân hàng bò ở Quỳnh Lưu

Khích lệ, động viên hộ nghèo vượt khó
Vợ chồng bà Đinh Thị Đức, xóm 10, xã Quỳnh Ngọc là hộ nghèo nên khi được Hội ND cho vay vốn mua bò giống sinh sản, ông bà mừng lắm.
Bê giống đầu năm thì đến cuối năm 2014 đã trở thành bò nái chửa và tháng 7.2015 đã đẻ 1 con bê cái.
“Chỉ đầu năm sau là vợ chồng tôi có bê con trả cho Hội ND để tiếp tục giúp đỡ hộ nghèo khác, con bò mẹ là của gia đình”-ôm con bê non, bà Đức trải lòng.
Một trường hợp khác được vay vốn con giống từ “Ngân hàng bò” của Hội ND huyện Quỳnh Lưu là chị Phan Thị Hà, xóm 10 xã Quỳnh Thạch.
Khi có chủ trương cho hộ nghèo vay con giống chăn nuôi, cả chi hội ND xóm 10 đều nhất trí bầu cho chị.
Hiện nay, con bò chị vay từ “Ngân hàng bò” cũng đã đẻ 1 con bê đực.
Theo cam kết, nếu bò sinh lứa đầu là bê đực thì hộ vay vốn phải bán, mua 1 con bê cái chuyển giao cho hộ nghèo khác.
Vì vậy, anh em họ hàng cho chị Hà vay tiền để trả vốn gốc cho Hội ND và để con bê đực nuôi lớn lên bán được nhiều tiền hơn.
Ngay sau khi nhận tiền (giá trị bằng 1 con bê cái) từ chị Hà, Hội ND xã Quỳnh Thạch tổ chức bình xét và trao cho hộ ông Nguyễn Bá Ngạn - hộ nghèo ở xóm 1.
Được cho vay con giống, ông Ngạn tự tìm chọn mua được 1 con bê cái ưng ý.
“Tôi mong gia đình mình cũng sẽ sớm có bê con trả vốn gốc cho Hội ND để giúp đỡ thêm hộ nghèo khác” - ông Ngạn phấn khởi nói.
Góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Đề án “Ngân hàng bò” của Hội ND huyện Quỳnh Lưu thực hiện bằng cách kêu gọi quyên góp, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, đơn vị.
Sau 2 năm thực hiện, đến nay đã có 70 hộ nghèo trên địa bàn huyện được hưởng lợi từ “Ngân hàng bò”.
9 tháng đầu năm 2015, các cấp Hội ND trong huyện tiếp tục vận động được 403 triệu đồng và đã tổ chức bàn giao 27 con bò cho 27 hộ nghèo.
Nhờ ý nghĩa nhân văn, cách làm minh bạch, nên “Ngân hàng bò” của Hội ND huyện Quỳnh Lưu đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên, ND, các cấp, ngành, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn.
Hội ND các xã cũng có nhiều hình thức vận động phù hợp với điều kiện của địa phương.
Điển hình như Hội ND xã Quỳnh Văn, Quỳnh Tân, Quỳnh Minh… mỗi xã đã vận động và trao được 5-7 con bò giống giúp hộ nghèo.
Hội ND xã Quỳnh Văn là đơn vị dẫn đầu với tổng số bò trao cho hộ nghèo là 8 con…
Nói về “Ngân hàng bò”, ông Tô Văn Thu - Chủ tịch Hội ND huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Hội ND huyện và Hội ND các xã cử người thường xuyên thăm hỏi, hướng dẫn khoa học kỹ thuật giúp các hộ chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho bò.
Phần lớn con giống từ “Ngân hàng bò” của Hội đều sinh trưởng tốt.
Sau hơn 2 năm triển khai đã có thêm 6 con bê ra đời và 9 con bò đang mang thai.
Đây là nguồn vốn bổ sung để Hội tiếp tục quay vòng giúp đỡ thêm cho nhiều hộ khác”.
Trong 704 triệu đồng vận động vào “Ngân hàng bò” thì hội viên, ND đóng góp 404 triệu đồng; 2.115 hộ ND giỏi ủng hộ 122,2 triệu đồng; 43 doanh nghiệp ủng hộ hơn 33 triệu đồng; 2.365 cán bộ, đảng viên ủng hộ trên 103 triệu đồng; huy động từ 6 thùng tiết kiệm của Hội ND 6 xã, thị trấn 25,7 triệu đồng; Ngân hàng NNPTNT huyện hỗ trợ 1 con bò trị giá 16 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).

Ngư dân Nguyễn Vĩnh Phát (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành), chủ tàu cá QNa-00461 có công suất 90CV, cho biết: “Sau tết, vào ngày mùng 5, chúng tôi khởi hành ra khơi đánh bắt hải sản bằng nghề chụp mực. Chuyến biển khởi hành đầu năm thường cho sản lượng lớn do đây là mùa sinh sôi của cá, mực.

Mấy ngày nay, nhiều nông dân ở Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc) tập trung ra đồng để cải tạo đất, chăm bón và phòng trừ dịch bệnh cho cây màu và chuẩn bị cho vụ mùa mới. Bà Nguyễn Thị Lài ra đồng từ sớm để bón phân cho mấy sào ớt và bắp vừa mới gieo trồng trong vụ đông xuân để kịp thời thu hoạch vào cuối tháng 2 âm lịch sắp tới.

Nhằm hạn chế những thiệt hại do chuột gây ra, đảm bảo an toàn cho cây lúa đông xuân phát triển trong giai đoạn từ nay đến cuối vụ, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp diệt chuột bằng các loại bẫy, ưu tiên dùng những loại bẫy bả sinh học để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

Theo lịch thời vụ, nuôi tôm nước lợ năm 2015 ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh sẽ được bắt đầu từ ngày 5.3.2015 và kết thúc vào ngày 30.9.2015. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã có cuộc trao đổi với P.V Báo Quảng Nam về công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi trong vụ mới này.