Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngân hàng bò ở Quỳnh Lưu

Ngân hàng bò ở Quỳnh Lưu
Ngày đăng: 01/11/2015

Khích lệ, động viên hộ nghèo vượt khó

Vợ chồng bà Đinh Thị Đức, xóm 10, xã Quỳnh Ngọc là hộ nghèo nên khi được Hội ND cho vay vốn mua bò giống sinh sản, ông bà mừng lắm.

Bê giống đầu năm thì đến cuối năm 2014 đã trở thành bò nái chửa và tháng 7.2015 đã đẻ 1 con bê cái.

“Chỉ đầu năm sau là vợ chồng tôi có bê con trả cho Hội ND để tiếp tục giúp đỡ hộ nghèo khác, con bò mẹ là của gia đình”-ôm con bê non, bà Đức trải lòng.

Một trường hợp khác được vay vốn con giống từ “Ngân hàng bò” của Hội ND huyện Quỳnh Lưu là chị Phan Thị Hà, xóm 10 xã Quỳnh Thạch.

Khi có chủ trương cho hộ nghèo vay con giống chăn nuôi, cả chi hội ND xóm 10 đều nhất trí bầu cho chị.

Hiện nay, con bò chị vay từ “Ngân hàng bò” cũng đã đẻ 1 con bê đực.

Theo cam kết, nếu bò sinh lứa đầu là bê đực thì hộ vay vốn phải bán, mua 1 con bê cái chuyển giao cho hộ nghèo khác.

Vì vậy, anh em họ hàng cho chị Hà vay tiền để trả vốn gốc cho Hội ND và để con bê đực nuôi lớn lên bán được nhiều tiền hơn.

Ngay sau khi nhận tiền (giá trị bằng 1 con bê cái) từ chị Hà, Hội ND xã Quỳnh Thạch tổ chức bình xét và trao cho hộ ông Nguyễn Bá Ngạn - hộ nghèo ở xóm 1.

Được cho vay con giống, ông Ngạn tự tìm chọn mua được 1 con bê cái ưng ý.

“Tôi mong gia đình mình cũng sẽ sớm có bê con trả vốn gốc cho Hội ND để giúp đỡ thêm hộ nghèo khác” - ông Ngạn phấn khởi nói.

Góp phần đảm bảo an sinh xã hội    

Đề án “Ngân hàng bò” của Hội ND huyện Quỳnh Lưu thực hiện bằng cách kêu gọi quyên góp, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, đơn vị.

Sau 2 năm thực hiện, đến nay đã có 70 hộ nghèo trên địa bàn huyện được hưởng lợi từ “Ngân hàng bò”.

9 tháng đầu năm 2015, các cấp Hội ND trong huyện tiếp tục vận động được  403 triệu đồng và đã tổ chức bàn giao 27 con bò cho 27 hộ nghèo.

Nhờ ý nghĩa nhân văn, cách làm minh bạch, nên “Ngân hàng bò” của Hội ND huyện Quỳnh Lưu đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên, ND, các cấp, ngành, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn.

Hội ND các xã cũng có nhiều hình thức vận động phù hợp với điều kiện của địa phương.

Điển hình như Hội ND xã Quỳnh Văn, Quỳnh Tân, Quỳnh Minh… mỗi xã đã vận động và trao được 5-7 con bò giống giúp hộ nghèo.

Hội ND xã Quỳnh Văn là đơn vị dẫn đầu với tổng số bò trao cho hộ nghèo là 8 con…

Nói về “Ngân hàng bò”, ông Tô Văn Thu - Chủ tịch Hội ND huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Hội ND huyện và Hội ND các xã cử người thường xuyên thăm hỏi, hướng dẫn khoa học kỹ thuật giúp các hộ chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho bò.

Phần lớn con giống từ “Ngân hàng bò” của Hội đều sinh trưởng tốt.

Sau hơn 2 năm triển khai đã có thêm 6 con bê ra đời và 9 con bò đang mang thai.

Đây là nguồn vốn bổ sung để Hội tiếp tục quay vòng giúp đỡ thêm cho nhiều hộ khác”.

Trong 704 triệu đồng vận động vào “Ngân hàng bò” thì hội viên, ND đóng góp 404 triệu đồng;  2.115 hộ ND giỏi ủng hộ 122,2 triệu đồng; 43 doanh nghiệp ủng hộ hơn 33 triệu đồng; 2.365 cán bộ, đảng viên ủng hộ trên 103 triệu đồng; huy động từ 6 thùng tiết kiệm của Hội ND 6 xã, thị trấn 25,7 triệu đồng; Ngân hàng NNPTNT huyện hỗ trợ 1 con bò trị giá 16 triệu đồng.

 


Có thể bạn quan tâm

Tịnh Biên (An Giang) Phát Triển “Cánh Đồng Lớn” 1.176 Héc-Ta Tịnh Biên (An Giang) Phát Triển “Cánh Đồng Lớn” 1.176 Héc-Ta

Vụ hè thu năm nay, huyện Tịnh Biên (An Giang) phát triển “Cánh đồng lớn” 1.176 héc-ta. Trong đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại xã Tân Lập, với diện tích 660 héc-ta; Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện tại các xã Núi Voi, Tân Lập, Tân Lợi, Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Hảo…, với diện tích 516 héc-ta.

02/08/2014
Sản Lượng Chế Biến Hải Sản Giảm Do Thiếu Nguyên Liệu Sản Lượng Chế Biến Hải Sản Giảm Do Thiếu Nguyên Liệu

Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh “trầm kha” của ngành chế biến hải sản trong nhiều năm trở lại đây vì nguồn cung trong nước không bảo đảm. Ngoài ra còn do tình trạng thương nhân Trung Quốc thu mua hải sản vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

18/07/2014
Lúa Mùa Nổi Giá 12.000 - 13.000 Đ/kg Lúa Mùa Nổi Giá 12.000 - 13.000 Đ/kg

Ông Nguyễn Văn Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: Hiện nay, vùng Tứ giác Long Xuyên có khoảng 60 ha diện tích lúa mùa nổi, tập trung ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà. Đa phần người dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV mà chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hạt gạo sạch và dinh dưỡng cao.

02/08/2014
Chuyển Đổi Sản Xuất Lúa Từ “Lượng” Sang “Chất” Chuyển Đổi Sản Xuất Lúa Từ “Lượng” Sang “Chất”

Từ năm 2012, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ triển khai Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với mô hình “Cánh đồng lớn (CĐL) áp dụng 1 phải, 5 giảm” kết hợp đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất...

18/07/2014
Sầu Riêng Rớt Giá, Măng Cụt Bị Rụng Trái Non Sầu Riêng Rớt Giá, Măng Cụt Bị Rụng Trái Non

Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết: Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng đại trà. Năm nay, sầu riêng trên địa bàn huyện được mùa hơn mọi năm, nhưng chín muộn nên giá thấp hơn các năm trước.

02/08/2014